12/06/2023 16:26 GMT+7

Bệnh tay chân miệng đến sớm, nhiều ca trở nặng

Bệnh tay chân miệng năm nay đến sớm hơn mọi năm với nhiều ca trở nặng nguy hiểm. Chỉ trong nửa đầu năm 2023, Đồng Nai đã ghi nhận hơn 900 ca bệnh.

Bệnh tay chân miệng đến sớm, nhiều ca trở nặng - Ảnh 1.

Một bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - Ảnh: AN BÌNH

Ngày 12-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai cho biết những ngày gần đây, số ca mắc bệnh tay chân miệng liên tục tăng.

Theo thống kê, từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 900 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Trong đó, nhiều ca diễn tiến nặng, phải lọc máu, thở máy rất nguy hiểm.

Tại khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, mỗi ngày tiếp hàng chục lượt bệnh nhi đến khám và điều trị.

"Trong số hơn 50 bệnh nhi đang điều trị tại khoa có một nửa mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 3 lần so với vài tuần trước đó", bác sĩ Hán Bình Thuận, phó trưởng khoa bệnh nhiệt đới, cho biết.

Trong khi đó, bác sĩ Trần Lê Duy Cường, phó trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết không chỉ số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng mà còn diễn tiến nặng hơn. Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 1-2 trường hợp bệnh nặng được chuyển từ khoa phòng khác.

Đơn cử như trường hợp bệnh nhi L.G.H. (17 tháng tuổi, ngụ Bình Phước) bị bệnh ở mức độ nặng. Bệnh nhi bị sốt cao liên tục, thường xuyên giật mình trong lúc ngủ, thở nhanh, mạch nhanh…

Dù đã được truyền thuốc Gammar globulin kháng lại vi rút tay chân miệng nhưng tình trạng bé vẫn không giảm mà còn trở nặng hơn. Bé xuất hiện những cơn ngưng thở, mỗi cơn khoảng 3 giây kèm rung chi, ngồi không vững.

Trước tình trạng bệnh của bé, bác sĩ phải đặt ống nội khí quản để ổn định thần kinh cho bệnh nhi, thậm chí phải lọc máu để thải độc tố của vi rút tay chân miệng ra ngoài.

Sau một tuần điều trị tích cực, sức khỏe bé dần tốt lên, cai máy thở, đang tiếp tục theo dõi đến khi hồi phục hoàn toàn.

Bác sĩ Hán Bình Thuận cho hay thường cao điểm bệnh tay chân miệng vào khoảng tháng 9 đến tháng 11. Tuy nhiên, năm nay dịch đến sớm hơn, diễn tiến bất thường hơn và có nhiều ca bệnh nặng.

"Trước mắt thuốc Gamma globulin để điều trị bệnh tay chân miệng vẫn còn nhưng nếu số ca bệnh mắc tay chân miệng tiếp tục tăng, đặc biệt là các ca bệnh nặng sẽ gây "căng thẳng" đến việc điều trị", bác sĩ Thuận nói thêm.

Về dấu hiệu nhận biết, bác sĩ Thuận cho biết người mắc bệnh tay chân miệng thường có các triệu chứng như sốt cao liên tục không hạ, tự dưng nôn ói, nhợn ói, run tay run chân, trẻ đi không vững, thở mệt, giật mình khi ngủ…

Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên, người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp chậm trễ khiến bệnh có thể chuyển nặng như ngưng thở, tím tái, thậm chí nguy hiểm tính mạng của bệnh nhi.

Ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tăng 133% trong 1 tuần

Từ ngày 29-5 đến 4-6, TP.HCM ghi nhận 287 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 133,3% so với trung bình 4 tuần trước (123 ca).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Đau hạ sườn phải sau khi ăn uống, bệnh gì? Ký sinh trùng ngoi lên đường mật tạo sỏi. Sỏi đúc khuôn đường mật gây biến chứng ung thư, làm sao ngăn ngừa?

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Hoa hậu Thùy Tiên 'bỏ túi' gần 7 tỉ đồng từ phi vụ bán kẹo Kera

Cơ quan công an xác định Công ty Chị Em Rọt bán được hơn 135.000 hộp kẹo Kera, thu được gần 18 tỉ đồng, hoa hậu Thùy Tiên "bỏ túi" gần 7 tỉ đồng.

Hoa hậu Thùy Tiên 'bỏ túi' gần 7 tỉ đồng từ phi vụ bán kẹo Kera

Thoát vị đĩa đệm nhờ Robot AI mổ hiệu quả ra sao?

Robot và các công nghệ cao AI giúp định vị, dẫn đường bác sĩ mổ vào cột sống chính xác từng milimet, người bệnh thoát đau đớn, yếu liệt, đi lại chỉ sau 1-2 ngày.

Thoát vị đĩa đệm nhờ Robot AI mổ hiệu quả ra sao?

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Bộ Y tế chiều 19-5 cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan…

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

Trong một bước tiến gây chú ý của ngành y tế toàn cầu, phòng khám ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vừa chính thức đi vào hoạt động tại tỉnh Al-Ahsa, phía đông Saudi Arabia.

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar