12/03/2025 17:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Miễn học phí nhưng vẫn phải đóng 2 triệu mỗi tháng, phụ huynh mong trường 'giảm thêm'

Tiền dịch vụ chuyển đổi số; tiền tổ chức dạy tăng cường ngoại ngữ, tin học; tiền học STEM... những khoản nào có thể bỏ bớt?

Miễn học phí nhưng vẫn phải đóng 2 triệu mỗi tháng, phụ huynh mong trường 'giảm thêm' - Ảnh 1.

Học sinh tiểu học TP.HCM khi tham gia một câu lạc bộ ngoại ngữ - Ảnh: MỸ DUNG

Nhiều phụ huynh tại TP.HCM cho biết nếu trừ các khoản học phí không phải đóng, mỗi tháng học sinh tiểu học, THCS ở nhiều trường công ở TP.HCM vẫn đóng nhiều khoản chi phí trong nhà trường với tổng chi phí ước tính trên dưới 2 triệu đồng/tháng.

Theo một phụ huynh có con đang học tiểu học bán trú, mỗi tháng con chị đang đóng các khoản chi phí trong nhà trường gồm: tiền ăn bán trú, tiền tổ chức phục vụ quản lý bán trú và vệ sinh bán trú, tiền nước uống, tiền tổ chức dạy tăng cường ngoại ngữ, tiền tổ chức học ngoại ngữ thông qua toán khoa học, tiền tổ chức học ngoại ngữ với người nước ngoài; tiền tổ chức dạy các lớp tin học; tiền dịch vụ chuyển đổi số; tiền điện sử dụng máy lạnh, chi phí bảo trì...

Với các khoản đóng góp như vậy, mỗi tháng chị đóng cho con hết khoảng 2,3 triệu đồng.

Tương tự, một phụ huynh có con học THCS bán trú liệt kê các khoản phải đóng hằng tháng gồm: tiền ăn trưa bán trú, tiền dịch vụ tổ chức phục vụ quản lý, vệ sinh bán trú; tiền tổ chức 2 buổi/ngày; tiền dạy các lớp năng khiếu, thể dục tự chọn; tiền tổ chức dạy kỹ năng sống; tiền tổ chức dạy giáo dục STEM; dịch vụ tiện ích chuyển đổi số; dịch vụ sử dụng máy lạnh; tiền tin học quốc tế...

Nhiều phụ huynh đặt vấn đề trong bối cảnh kinh tế khó khăn, liệu có thể cắt giảm một số khoản để giảm chi phí không?

Trả lời Tuổi Trẻ, hiệu trưởng một trường THCS tại TP.HCM cho biết ngoại trừ khoản đóng góp bảo hiểm y tế cho học sinh là bắt buộc, những khoản còn lại như các phụ huynh đã nêu ở trên là khoản đóng góp của học sinh dựa vào việc học sinh có "sử dụng dịch vụ" hay không. Vì thế đối với các khoản đóng góp là dịch vụ, học sinh có nhu cầu sử dụng thì mới phải đóng.

Theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngoài các môn học bắt buộc trong chương trình, khi học sinh sử dụng bất cứ dịch vụ, hoạt động giáo dục nào như (ăn trưa, ngủ trưa, học kỹ năng sống, học STEM...) thì phụ huynh đăng ký với nhà trường từ đầu năm học và phụ huynh đồng ý trường mới thực hiện.

Vì thế những khoản này nếu học sinh không có nhu cầu sử dụng có thể cắt giảm bằng cách không đăng ký sử dụng dịch vụ, hoạt động giáo dục đó với nhà trường.

Tùy vào quy định của mỗi trường, việc "cắt giảm" các dịch vụ, hoạt động giáo dục sẽ có quy định cụ thể. Thường các trường cho phụ huynh, học sinh đăng ký đầu năm học hoặc đầu các học kỳ, một số trường sẽ cho thay đổi theo từng tháng.

Được miễn học phí, học sinh phải đóng những khoản nào?

Từ năm học 2025 - 2026, học sinh từ bậc mầm non đến phổ thông đều được miễn học phí, các em sẽ còn đóng góp những khoản gì?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar