19/05/2025 11:00 GMT+7

Mì chính không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường

Trên thị trường có gần 30 nhãn hiệu mì chính không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc được các tổ chức, cá nhân tự trộn lẫn, san chia, sang chiết, đóng gói lại và bán tràn lan trên thị trường.

Mì chính không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường - Ảnh 1.

Công an tỉnh Phú Thọ đột kích và thu giữ mì chính giả, không rõ xuất xứ của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam ngày 24-4 vừa qua.

Đẩy mạnh truy quét hàng không rõ xuất xứ

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, cơ quan liên quan về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu cương quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng này, trước mắt là mở đợt tấn công cao điểm trên phạm vi cả nước, trong vòng 1 tháng từ ngày 15-5 đến 15-6, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, góp phần phục vụ xã hội, kinh tế phát triển, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an ninh an toàn, chăm sóc sức khỏe, tính mạng nhân dân.

Thời gian qua, hàng loạt vụ án nghiêm trọng liên quan tới hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trong nhiều ngành hàng đã bị khởi tố, bao gồm thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm…. Trong đó phải kể đến vụ việc Công an tỉnh Phú Thọ triệt phá đường dây sản xuất hàng nghìn tấn mì chính (bột ngọt) giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam ngày 24-4 vừa qua.

Gần 30 nhãn mì chính không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc trên thị trường

Ngoài các loại mì chính đã bị xử lí gần đây, hiện nay trên thị trường vẫn còn gần 30 loại mì chính không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ do các tổ chức, cá nhân tự trộn lẫn, san chia, sang chiết, đóng gói lại và bán tràn lan trên thị trường, không chỉ tại các chợ, tạp hóa, mà ngay cả trong các siêu thị lớn trên toàn quốc. 

Theo khảo sát sơ bộ và dựa trên thông tin ghi trên bao bì của gần 30 loại mì chính không rõ nguồn gốc, xuất xứ được các tổ chức, cá nhân san chia, đóng gói lại và bán trên thị trường, hiện loại mì chính này đang được các tổ chức, cá nhân san chia, sang chiết, đóng gói lại tại 9 tỉnh, thành phố và bán trên toàn quốc gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Gia Lai, An Giang, Quảng Trị, Bình Định, Bình Dương.

Ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp

Sự thiếu minh bạch thông tin sản phẩm khiến người tiêu dùng dễ nhầm tưởng đây là các sản phẩm mì chính được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam. Việc sử dụng các loại mì chính này trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe người tiêu dùng, chưa kể nếu có rủi ro trong sử dụng cũng khó có căn cứ để khiếu nại.

Không chỉ người tiêu dùng, tình trạng mì chính san chia, đóng gói lại bán tràn lan còn ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp chân chính. 

Trong khi các doanh nghiệp san chia, đóng gói lại chỉ cần nhập khẩu mì chính từ các nguồn không rõ xuất xứ, nguồn gốc, sau đó trộn lẫn, san chia, đóng gói lại rồi đưa ra thị trường, không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng mà chỉ trang bị thiết bị đóng gói đơn giản, thì các doanh nghiệp chân chính phải đầu tư đáng kể vào xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, sử dụng nguồn nguyên liệu nông nghiệp trong nước… để sản xuất mì chính trực tiếp tại Việt Nam. 

Điều này dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất mì chính trong nước bị giảm lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, khi thuế suất nhập khẩu mì chính từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc vào Việt Nam bằng không, những đơn vị nhập khẩu mì chính về để san chia, đóng gói lại không phải chịu thuế nhập khẩu, kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế trong nước.

Với chiến dịch và sự vào cuộc mạnh mẽ tới đây của Chính phủ, hy vọng không chỉ mì chính mà tất cả các mặt hàng không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc sẽ sớm được xử lý, góp phần thanh lọc thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Trong lúc đó, người tiêu dùng có thể tự bảo vệ bản thân và gia đình bằng việc kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm trước khi mua để tránh mua phải các mặt hàng san chia, đóng gói lại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Mì chính không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường - Ảnh 2.

Mặt sau bao bì mì chính san chia, đóng gói lại.

Các sản phẩm mì chính san chia, đóng gói lại có mặt sau bao bì thường ghi các thông tin: Đóng gói tại, hoặc Cơ sở đóng gói, hoặc Phối trộn tại, hoặc Hoàn tất tại…

Mì chính không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường - Ảnh 3.

Mặt sau bao bì mì chính sản xuất trực tiếp tại Việt Nam.

Với các sản phẩm mì chính được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, mặt sau bao bì chỉ thể hiện một trong các thông tin Xuất xứ: Việt Nam, hoặc Sản xuất tại: Tên và địa chỉ công ty tại Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Saigontourist Group đầu tư gần 800 tỉ đồng xây khách sạn 5 sao tại Đà Nẵng

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) vừa tổ chức Lễ động thổ khách sạn Sài Gòn - Đà Nẵng tiêu chuẩn 5 sao tại địa chỉ số 07 Đống Đa, phường Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Saigontourist Group đầu tư gần 800 tỉ đồng xây khách sạn 5 sao tại Đà Nẵng

Saigon Co.op: hợp tác xã nâng tầm chuỗi giá trị hàng Việt

Hơn 35 năm hình thành và phát triển, từ tên gọi ban đầu 'Hợp tác xã mua bán TP.HCM', Saigon Co.op đã vươn lên thành hệ thống bán lẻ hiện đại với gần 1.000 điểm bán trên khắp cả nước.

Saigon Co.op: hợp tác xã nâng tầm chuỗi giá trị hàng Việt

Ruốc xuất hiện dày đặc gần bờ, ngư dân Đà Nẵng đi vớt kiếm tiền triệu mỗi ngày

Mùa ruốc kéo dài bất thường những ngày qua đã đem đến niềm vui cho ngư dân ven bờ kế bên Hội An, TP Đà Nẵng. Ngư dân dùng thuyền thúng có gắn động cơ ra bãi ngang vớt ruốc kiếm tiền triệu mỗi người một ngày công.

Ruốc xuất hiện dày đặc gần bờ, ngư dân Đà Nẵng đi vớt kiếm tiền triệu mỗi ngày

Tìm kiếm từ khóa 'sâm Ngọc Linh' trên mạng, 90% kết quả là hàng giả

Khi người tiêu dùng tìm kiếm từ khóa "sâm Ngọc Linh" trên mạng, thì có đến 90% kết quả hiện ra không phải là sâm Ngọc Linh thật.

Tìm kiếm từ khóa 'sâm Ngọc Linh' trên mạng, 90% kết quả là hàng giả

Thứ trưởng Bộ Công Thương đưa khuyến cáo với người bán hàng online

Người bán hàng online cần chủ động cập nhật thông tin định danh và mã số thuế cá nhân; theo dõi thông tin hướng dẫn từ nền tảng, cơ quan thuế để tuân thủ nghĩa vụ mới...

Thứ trưởng Bộ Công Thương đưa khuyến cáo với người bán hàng online

Bán thuốc online phải công khai chứng chỉ hành nghề, số điện thoại người tư vấn

Trên các ứng dụng hay nền tảng thương mại điện tử, các cơ sở kinh doanh dược phải đăng tải đầy đủ thông tin về giấy chứng nhận kinh doanh cũng như thông tin về thuốc, chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn.

Bán thuốc online phải công khai chứng chỉ hành nghề, số điện thoại người tư vấn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar