26/01/2025 14:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mẹo nhỏ 'đối phó' thực phẩm giàu chất béo ngày Tết cho người đau dạ dày, thực quản

Những người mắc bệnh lý về dạ dày, thực quản, những thức ăn giàu chất béo ngày Tết trở thành nỗi ám ảnh.

Mẹo nhỏ 'đối phó' thực phẩm giàu chất béo ngày Tết khi đau dạ dày, thực quản - Ảnh 1.

Thực phẩm ngày Tết thường giàu dinh dưỡng, với những người có bệnh lý dạ dày, thực quản cần lưu ý khi sử dụng để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh - Ảnh: THU HIẾN

Có bệnh lý dạ dày, thực quản: chọn thực phẩm dễ tiêu hóa

ThS.BS Nguyễn Thị Quý, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, cho biết ngày Tết là dịp để sum vầy với những bữa tiệc và thưởng thức những món ăn truyền thống hấp dẫn.

Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về tiêu hóa như bệnh lý dạ dày - thực quản, việc ăn uống không kiểm soát hoặc chọn sai thực phẩm có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, với những người có bệnh lý về dạ dày, thực quản nên chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo, cơm mềm, bánh chưng ít dầu mỡ, đặc biệt đồ ăn được chế biến theo cách luộc hoặc hấp.

Một số thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày như: sữa chua ít đường, bột yến mạch, khoai lang.

Với trái cây và rau củ nên chọn ít chua như: táo, lê, bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi… Lưu ý chọn thức uống dịu nhẹ như: trà gừng, nước ấm pha mật ong, hạn chế nước ngọt có ga, cà phê và đồ uống có cồn.

Bác sĩ Quý lưu ý với những người bị dạ dày, thực quản không nên chọn thực phẩm khó tiêu hóa như: đồ ăn cay nóng (lẩu cay, kim chi, ớt), đồ ăn chiên rán, và đồ ăn nhanh gây kích ứng và làm tăng tiết axit dạ dày.

Nhất là những thực phẩm có tính axít cao như: cam, chanh, dưa, và các loại trái cây họ cam quýt có thể làm tăng cảm giác bỏng rát và khó chịu.

Ngoài ra, cần lưu ý với các món chua như: dưa hành, dưa muối, kim chi có thể làm tăng aixit dạ dày, gây kích ứng và làm trầm trọng thêm triệu chứng GERD (trào ngược dạ dày, thực quản).

Với các thực phẩm chứa nhiều đường như mứt Tết có thể làm tăng tiết axit dạ dày, làm nặng thêm các triệu chứng hiện có và gây đầy bụng khó tiêu.

Nhiều mẹo nhỏ khi ăn để "đối phó" với bệnh dạ dày, thực quản

Bác sĩ Qúy cho hay với những người mắc bệnh lý về dạ dày, thực quản cần ăn thành nhiều bữa nhỏ nhằm tránh để dạ dày quá đói hoặc quá no. Chia thực phẩm thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày.

Khi ăn chú ý ăn chậm, nhai kỹ giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và ngăn ngừa đầy hơi, khó tiêu.

Đặc biệt, không nằm ngay sau ăn, nhất là với người bị trào ngược, nên ngồi thẳng hoặc đi lại nhẹ nhàng sau bữa ăn. Hạn chế đồ ăn khuya, bữa ăn tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng.

Bánh chưng, bánh tét nên ăn bánh chưng nhân chay hoặc ít thịt mỡ, cắt thành từng lát mỏng và ăn kèm rau xanh để dễ tiêu hóa. Không nên ăn bánh rán hoặc chiên lại để tránh đầy bụng.

Thịt kho và món chiên nên chọn thịt nạc, hạn chế phần thịt mỡ. Hấp hoặc luộc thay vì chiên xào, hoặc có thể sử dụng phương pháp chiên không dầu. Không nên ăn các món chiên nhiều dầu hoặc xào mặn như thịt rang.

Mứt Tết và bánh kẹo, nên chọn mứt có lượng đường thấp hoặc trái cây sấy không đường. Không nên tiêu thụ quá nhiều mứt hoặc bánh kẹo ngọt.

Chú ý kiểm soát giấc ngủ, ngày Tết thường kèm theo nhiều hoạt động và áp lực, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh dạ dày do căng thẳng. Hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Giữ thói quen ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày và tránh thức khuya.

Đối với những người có bệnh lý dạ dày - thực quản, hãy luôn mang theo các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa như thuốc giảm tiết axit (PPI), thuốc trung hòa axit hoặc các loại men tiêu hóa do bác sĩ kê đơn và đảm bảo uống thuốc đúng giờ.

Dành 15-20 phút đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

"Việc ăn uống ngày Tết với người có vấn đề tiêu hóa như dạ dày, thực quản, đòi hỏi sự thận trọng trong chọn lựa thực phẩm và duy trì thói quen lành mạnh. Bằng cách áp dụng các mẹo trên có thể thưởng thức trọn vẹn không khí ngày Tết mà vẫn bảo vệ được sức khỏe của mình", bác sĩ Quý nói.

Thực phẩm siêu chế biến có thể khiến trẻ em bị hô răng

Thực phẩm siêu chế biến có thể khiến trẻ em bị hô răng, các nhà nghiên cứu cảnh báo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar