25/10/2015 08:55 GMT+7

Mẹ ơi, hãy yên lòng

NGỌC TÀI
NGỌC TÀI

TT - “Chỉ vỏn vẹn bốn ngày nữa thôi, con sẽ chính thức bước vào cánh cửa giảng đường, là cô tân sinh viên như mẹ hằng mong mỏi, nhưng...” - Nguyễn Thị Kim Ngà, sinh viên năm nhất Trường ĐH Tiền Giang, nấc nghẹn khi mẹ mình bất ngờ ra đi vĩnh viễn.

Hai cha con Kim Ngà - Ảnh: Ngọc Tài

Ngày cầm trên tay giấy báo nhập học, cô tân sinh viên dáng người nhỏ nhắn Kim Ngà (xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) thầm ước mơ kết quả xét tuyển ĐH có thể đến sớm hơn bốn ngày nhưng ước mơ vẫn chỉ là mơ ước và giờ đây Ngà chẳng thể chia sẻ niềm vui ấy với người mẹ kính yêu.

Chỉ có thể lặng lẽ thắp nén nhang cho mẹ, môi mấp máy hứa với đấng sinh thành: “Con sẽ cố gắng học, con sẽ không bỏ cuộc, mẹ hãy yên lòng”.

Mẹ Ngà mất vì bệnh suy thận giai đoạn cuối. Mỗi tháng bà phải chạy thận nhân tạo đến 15 lần tiêu tốn gần 4 triệu đồng.

Trước lúc phát bệnh bà đi làm thợ hồ. Ngà vẫn nhớ như in quãng thời gian ấy, ngày nào mẹ cũng trở về với bộ quần áo ướt sũng mồ hôi. Ấy vậy mà không lúc nào bà đồng ý để Ngà nghỉ học phụ giúp một tay.

“Ngày thường mẹ đã ốm, đến những ngày cuối đời mẹ chỉ còn ngoài 30 ký - quệt nước mắt Ngà tiếp - Cuối năm học 12 nhà trường trao em suất học bổng 3 triệu đồng cũng là lúc bệnh của mẹ ngày càng nặng hơn rất cần tiền chạy thận, nhưng mẹ nhất quyết không dùng đến tiền học bổng của em. Mẹ muốn dành số tiền đó để em có tiền trang trải nếu đậu ĐH”.

Nhà không thước đất cắm dùi, từ ngày vợ ngã bệnh, ông Nguyễn Văn Nhân - cha Kim Ngà - bỏ hẳn công việc ở hội nông dân xã để về đi làm nghề thợ “đụng” - ai kêu gì làm nấy từ xịt thuốc, rải phân, mần cỏ, vét mương. Số tiền ít ỏi ki cóp lắm mới đủ cho vợ chạy thận, còn tiền ăn uống tiêu xài trong nhà ông Nhân chỉ còn biết bán dần bán mòn vật dụng trong nhà.

“Lúc vợ tui bệnh quá nặng tui định bán luôn chiếc xe máy cũ nhưng bả nhất quyết không cho. Bả nói phải dành lại cho con Ngà đi học. Tui biết đó là mong muốn cuối cùng của bả nên tui đi vay mượn chứ không bán xe” - ông Nhân kể.

Chính vì thế mà trong căn nhà tuềnh toàng giờ chỉ còn chiếc xe máy là giá trị nhất.

Nén nỗi đau, Ngà nhủ lòng mình phải cứng cỏi hơn vì còn nhiều việc phải làm thay mẹ: chăm sóc cha và chăm lo cho đứa em còn thơ dại. Cũng chính vì lẽ đó mà Ngà quyết định sẽ đi đi về về chứ không trọ học ở thành phố Mỹ Tho như bạn bè cùng xóm.

Bạc đầu vì lo cho con

Nguyễn Văn Hên phụ mẹ thu hoạch cà nâu - Ảnh: Ngọc Tài

Nhà cậu học sinh Nguyễn Văn Hên, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nghèo đến mức không có lấy một tấm vách lành lặn để em có thể treo những bằng khen, giấy khen em gặt hái được trong 12 năm học qua.

Người trong xóm đặt cho bà Nguyễn Thị Bé Tư (41 tuổi) là Tư “cà nâu” vì gần như bà chỉ quanh quẩn ở liếp cà cạnh nhà. Hôm chúng tôi ghé, giữa trưa nắng chói chang bà vẫn gò lưng hái cà nâu. Dáng người phụ nữ khắc khổ cả đời in hằn trong tâm trí người khác với mái tóc bạc gần hết ở tuổi ngoài 40. Hôn nhân đổ vỡ khi bà Tư mới 23 tuổi nhưng bà đã nhất quyết không đi thêm bước nữa vì: “Thằng Hên đã không có tình thương của cha, tui mà đi tìm hạnh phúc khác thì tội con lắm”.

Mất cả buổi sáng hái cà bà Tư thu được 50,5kg cà loại 1 giá 5.000 đồng/kg, 27kg cà loại 2 giá 2.000 đồng/kg và mấy bao cà dạt chỉ có thể đem biếu hàng xóm. Cầm trong tay tròm trèm 300.000 đồng bà Tư mừng rơm rớm nước mắt. Vừa cắt cà xong bà liền xoay qua phun thuốc trừ sâu.

Mùi thuốc nồng nặc hắt lên, bà Tư vẫn đều tay phun xịt, mồ hôi nhễ nhại và miệng thì cười tươi rói: “Lúc lên cấp III Hên hay thủ thỉ với tui ước mơ của nó là làm bác sĩ, được khoác lên người chiếc áo blouse trắng. Giờ thì mọi mơ ước đã trở thành sự thật” .

Trong quãng thời gian 18 năm trời ở vậy nuôi con, bà Tư đã vượt qua rất nhiều nghịch cảnh trớ trêu. Khi thì phải gửi con cho hàng xóm trông giúp còn bản thân bà đi làm đủ thứ nghề từ làm thuê cuốc mướn, nhổ cỏ, cấy lúa, thậm chí là hốt phân bò.

Ngày Hên lên đường nhập học bà Tư thui thủi một mình trong căn nhà chẳng khác cái chòi là bao. “Tui chạy hết xóm mới mượn đủ tiền đóng học phí còn dư có mấy trăm ngàn để chi xài cho cả tháng” - bà Tư nhớ lại.

Thương mẹ, Hên chi xài tiện tặn hết mức có thể. “Em thường nhịn buổi sáng, trưa chiều thì ăn mì gói, cháo ăn liền hoặc mua 8.000 đồng cá biển, tép mồng kho ăn cả ngày - nói rồi Hên thoáng nhìn mẹ với lòng nặng trĩu - Mẹ cực khổ cả đời vì em. Đầu mẹ đã bạc gần hết. Điều em không an tâm nhất là mẹ chỉ ở một mình lúc bệnh đau không ai chăm sóc”.

NGỌC TÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Thành Đoàn TP.HCM và Chiến dịch Hoa phượng đỏ tổ chức chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” vào sáng 22-5.

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói với các bạn sinh viên "muốn làm giàu thì phải giỏi, muốn giỏi thì phải đọc sách" và chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc.

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Nhiều lao động trẻ vừa ra trường đã có việc làm ngay, đúng ngành nghề và thu nhập rất cao.

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chiều 21-5, chương trình 'Ước mơ của Thúy' đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1, TP.HCM), lắng nghe những ước nguyện của các bệnh nhi ung thư nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar