10/09/2019 20:11 GMT+7

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Con giống bột, đồ chơi trung thu của trẻ em Việt Nam thất truyền hơn nửa thế kỷ, nay đã trở lại Hàng Mã (Hà Nội) với rất nhiều mẫu mã, khiến người chơi mê mẩn.

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Trịnh Bách (trái) và nghệ nhân Đặng Văn Hậu là hai người có công khôi phục con giống bột, món đồ chơi dân gian đã vắng bóng hơn một nửa thế kỷ nay - Ảnh: NAM TRẦN

Như câu chuyện về "Hành trình khôi phục con giống bột thất truyền" Tuổi Trẻ Online đã từng kể, nghệ sĩ Trịnh Bách và nghệ nhân Đặng Văn Hậu chính là hai người khôi phục con giống bột, món đồ chơi trung thu của trẻ em Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sau hơn hai năm nghiên cứu, nghệ sĩ Trịnh Bách và nghệ nhân làng bánh chim cò Xuân La (Hà Nội) Đặng Văn Hậu, với sự giúp sức của bà Phạm Nguyệt Ánh (từng ở Đồng Xuân, Hà Nội) đã phục hồi được nhiều mẫu con giống bột theo phong cách Phú Xuyên (Xuân La, Hà Nội), Đồng Xuân (Hà Nội), Phố Khách (của người Hoa).

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Trịnh Bách giới thiệu mẫu con giống bột phượng và rồng trong bộ Tứ linh, phong cách con giống bột Phố Khách - Ảnh: NAM TRẦN

Con giống bột là một món đồ chơi của trẻ em Việt Nam từ lâu đã bị thất truyền. Đến các nghệ nhân làng tò he Xuân La (Hà Nội) ngày nay không còn mấy người biết đến con giống bột.

Nghệ sĩ Trịnh Bách với quyết tâm khôi phục con giống bột đã tìm tư liệu trong các bảo tàng trên thế giới, bằng trí nhớ của mình về những món đồ chơi ấu thơ đã vẽ ra các mẫu, rồi tìm nghệ nhân làng nghề giúp sức.

Mất rất nhiều thời gian ông Trịnh Bách mới tìm thấy Đặng Văn Hậu, một nghệ nhân trẻ có khả năng nặn con giống bột đúng với các mẫu đã thất truyền.

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 3.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu theo chỉ dẫn của nghệ sĩ Trịnh Bách đã làm ra các mẫu con giống bột giống với con giống bột đầu thế kỉ 20 - Ảnh: NAM TRẦN.

"Năm 2018 khi đưa con giống bột ra Hàng Mã, chúng tôi đã rất bất ngờ vì mọi người đón nhận vô cùng hồ hởi. Nhiều người già, thậm chí các bạn 8X đã rất xúc động vì quá lâu rồi họ mới nhìn thấy con giống bột. Vì thế năm nay, chúng tôi làm nhiều mẫu hơn nhưng làm vẫn không đủ để bán", nghệ nhân Đặng Văn Hậu chia sẻ.

Trước trung thu, ngày nào vào 7 giờ sáng Đặng Văn Hậu cũng xuất phát từ Xuân La đi 30km ra Hà Nội. Anh làm việc tới tối muộn, đến tận 1h sáng hôm sau mới về tới nhà. Ngủ được vài tiếng lại tỉnh dậy đem hàng ra Hà Nội.

Thương chàng trai Xuân La chịu khó, hồn hậu, tốt tính, ông chủ nhà 51 Hàng Mã (Hà Nội) năm nào cũng nhường cho Đặng Văn Hậu gian hàng ở Hàng Mã, hoàn toàn miễn phí.

"Gian hàng này nếu để cho người khác thuê sẽ có tiền nhưng bác ấy luôn giữ cho tôi. Tôi ngồi đây từ năm 18 tuổi đến giờ", Đặng Văn Hậu nói.

Gian hàng con giống bột độc nhất trên phố cổ của Đặng Văn Hậu một cách tự nhiên đã thu hút rất nhiều người ghé thăm, từ người già đến người trẻ.

Khi chúng tôi đang ở gian hàng của Đặng Văn Hậu, thấy một học sinh say sưa ngắm nghía từng mẫu con giống. Hỏi ra mới biết em là học sinh lớp 11 Sử Trường THPT Nguyễn Huệ (Hà Nội), tên là Chu Đoàn Kiên.

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 4.

Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất thích thú với con giống bột - Ảnh: NAM TRẦN

Em cho biết: "Em mê trò chơi dân gian từ bé, khi biết được nhóm ông Trịnh Bách và chú Đặng Văn Hậu em đã tìm vào kho tư liệu Bảo tàng Quai Branly của Pháp để tìm hiểu về những con giống bột đầu thế kỷ 20 được trưng bày tại đây.

Con giống bột của Việt Nam nhìn hồn nhiên, thô mộc vậy thôi nhưng đẹp vô cùng. Càng hiểu thêm về đồ chơi dân gian em càng tự hào hơn về văn hóa Việt Nam. Em dự định sẽ viết một bài về con giống bột cho Câu lạc bộ Văn hóa Việt Nam của bọn em".

Nhóm nghệ sĩ Trịnh Bách và nghệ nhân Đặng Văn Hậu vẫn tiếp tục khôi phục các mẫu họ tìm thấy trong nguồn tư liệu bảo tàng.

Nghệ sĩ Trịnh Bách cho biết tìm được nghệ nhân biết làm con giống bột như mò kim đáy bể. Mới đây, nhờ cơ duyên cả nhóm biết được một cụ người miền Bắc hiện đang sinh sống ở Đà Lạt biết làm con giống bột, nhưng tiếc là cụ đã qua đời.

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 5.

Những con giống của Phố Khách như bộ tứ linh, tam sư được Đặng Văn Hậu làm rất cầu kì, tỉ mỉ, với kĩ thuật làm cốt, tạo vẩy rất tinh vi - Ảnh: NAM TRẦN.

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 6.

Những con giống của Đồng Xuân như bộ lục súc, con cá vàng, con cua, con rùa, đôi hài, mâm ngũ quả… cũng được tạo hình cầu kì không kém, và mang nét hồn nhiên, tươi vui riêng có - Ảnh: NAM TRẦN

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 7.

Còn con giống bột của Phú Xuyên (Xuân La, Hà Nội) được nặn trên vòng tre mang dáng vẻ hồn nhiên, thô mộc và được nặn theo phong cách tự do, ít "niêm luật" hơn hai loại nói trên - Ảnh: NAM TRẦN

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 8.

Con giống bột của Đồng Xuân, Phố Khách được làm bằng bột hoành tinh sống sau đó được quang một lớp dầu bóng nên màu sắc sặc sỡ và chơi được lâu - Ảnh: NAM TRẦN.

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 9.

Riêng con giống bột của Phú Xuyên dùng bột hấp chín, vì thời xưa các nghệ nhân tính làm đồ chơi có thể ăn được cho trẻ em, vì thế món đồ chơi này còn được dân Xuân La gọi là bánh chim cò - Ảnh: NAM TRẦN.

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 10.

Bộ ngũ hổ làm theo phong cách Đồng Xuân - Ảnh: NAM TRẦN

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 11.

Những con lợn, dê, trâu được tạo hình đơn giản, mang vẻ đẹp hồn nhiên, ngây ngô, đáng yêu - Ảnh: NAM TRẦN

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 12.

Sạp hàng con giống bột của nghệ nhân Đặng Văn Hậu ở 51 Hàng Mã. Anh sẽ chỉ làm con giống bột đúng vào dịp trung thu. Ngoài ra trong dịp Tết Nguyên Đán sẽ làm con vật theo từng con giáp - Ảnh: NAM TRẦN

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 13.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu nặn con dê - Ảnh: NAM TRẦN

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 14.

Ngoài bán con giống bột trên phố cổ, nghệ nhân Đặng Văn Hậu thường đến các tỉnh thành dạy thiếu nhi làm tò he, con giống bột - Ảnh: NAM TRẦN

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 15.

Trẻ em rất thích thú với món đồ chơi dân gian này - Ảnh: NAM TRẦN

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 16.

Chú Cuội, chị Hằng được nghệ nhân Đặng Văn Hậu nặn rất tinh xảo - Ảnh: NAM TRẦN

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 17.

Ngoài con giống bột nghệ sĩ Trịnh Bách còn khôi mục lại nhiều mẫu đèn lồng truyền thống. Những mẫu này đã được trưng bày tại gian hàng của nghệ nhân Đặng Văn Hậu - Ảnh: NAM TRẦN

Mê mẩn với con giống bột Tứ linh, Lục súc ở Hàng Mã - Ảnh 18.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu giới thiệu cho khách về con giống bột - Ảnh: NAM TRẦN

Hành trình khôi phục con giống tò he thất truyền

TTO - Nhiều người ồ lên khi nhìn thấy con giống bột xuất hiện trở lại trên phố cổ Hà Nội dịp Trung Thu vừa qua. Món đồ chơi dân gian này biến mất nhiều năm nay cho đến khi có hai nghệ nhân quyết tâm đưa chúng trở về.

NGỌC DIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar