10/01/2019 10:49 GMT+7

'Mẹ đừng lo, các cô sẽ không để con bị điểm thấp'

TRẦN NGUYỄN (Vũng Tàu)
TRẦN NGUYỄN (Vũng Tàu)

TTO - Học kỳ 1 đã kết thúc, con tôi và các bạn đã biết điểm thi cuối kỳ. Hẳn có rất nhiều bậc cha mẹ hoan hỉ với điểm số của con mình. Và chắc cũng không ít cha mẹ lòng trĩu nặng vì con thua kém bạn bè.

Mẹ đừng lo, các cô sẽ không để con bị điểm thấp - Ảnh 1.

Nếu con không đạt được (điểm cao) thì làm ơn đừng lấy đi sự tự tin và phẩm giá của con. Hãy nói với con rằng: Không sao đâu, đó chỉ là một bài thi...

N.V.

Con tôi từng học rất giỏi, điểm số tổng kết của con suốt thời tiểu học luôn là con số 10 tròn trĩnh và đẹp đẽ. Con tham dự các cuộc thi toán, tiếng Anh cấp thành phố, tỉnh đều đoạt giải nhất hoặc nhì. Con luôn là nhân vật nổi trội trong trường, các bạn, các cô đều biết đến. Có đứa con như vậy, làm cha mẹ cũng có đôi chút vui mừng.

Lên cấp II, con học nhiều môn hơn, môi trường học cũng khác khi con chuyển từ trường tư sang trường công, phương pháp học cũng khác rất nhiều so với tiểu học. Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm không cho con học thêm bất cứ môn học nào ngoài tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ theo sở thích của con.

Đối với môn văn, tôi khuyên con không nên tham khảo những bài văn mẫu như các bạn thường làm. Tôi chỉ mua sách và truyện phù hợp với lứa tuổi để con đọc và thông qua đó tăng vốn từ của mình. 

Tôi khuyến khích con làm văn theo những gì con cảm nhận, nên đôi khi trong các bài kiểm tra con bị cô phê "lạc đề". Con thích viết truyện và truyện của con thường được các bạn chuyền tay nhau đọc thích thú. 

Ngoài thời gian lên lớp và làm bài về nhà, con chơi đàn, đọc sách, giúp mẹ đi chợ, làm việc nhà hoặc đi du lịch cùng gia đình.

Và cũng từ khi lên cấp II, điểm của con xuống thấp thảm hại dù môn toán và tiếng Anh con vẫn học tốt. Tôi đã thực sự sốc khi bài kiểm tra 15 phút môn vật lý đầu tiên của con được 3 điểm. Trước đó, con có chia sẻ với mẹ rằng cô giáo môn vật lý dạy khó hiểu, tôi cũng chỉ biết khuyên con nên tập trung lắng nghe khi cô giảng bài và nếu có gì không hiểu thì hỏi lại.

Cô giáo chủ nhiệm ngay lập tức gọi điện, nhắc nhở tôi sâu sát hơn với việc học của con. Mày mò một hồi trên mạng, tôi mua được một phần mềm học vật lý với thiết kế đẹp mắt và cách dẫn dắt bài học rất dễ hiểu, hình minh họa cũng rất sinh động và vui nhộn. 

Con tỏ ra hào hứng mỗi khi được gặp lại bạn Bi - người dẫn chương trình trong phần mềm này. Từ đó con có được sự hứng thú đối với môn học này và kết quả điểm cuối kỳ đã cải thiện được khá nhiều. 

Tuy nhiên, tôi không có được sự may mắn tương tự với các môn khác. Điểm văn, địa lý, công nghệ của con luôn duy trì khoảng 6-7. Kế hoạch xin học bổng cho con đi du học bằng hồ sơ đẹp phá sản hoàn toàn.

Nhưng tôi chấp nhận chuyện đó dù ban đầu chẳng dễ dàng gì. Chấp nhận rằng con mình là một đứa trẻ, ngoài việc học con còn cả một tuổi thơ để vui chơi, còn có cả một gia đình lớn để dành thời gian chia sẻ và quây quần. Đó là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất mà sau này nếu có muốn con cũng không thể nào quay lại. Đối với tôi, kết quả điểm thế nào giờ không còn quá quan trọng.

Như lời một người thầy ở Singapore nhắn nhủ trong một bức thư gửi phụ huynh: "Hãy nhớ rằng trong số các em làm bài thi sẽ có một em là nghệ sĩ và không cần phải hiểu môn toán. Sẽ có một doanh nhân không quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh. Sẽ có một nhạc sĩ mà điểm môn hóa sẽ chẳng thành vấn đề. Sẽ có một vận động viên mà thể lực quan trọng hơn môn vật lý... 

Nếu con của quý vị đạt điểm số cao, điều đó thật tuyệt vời. Nhưng nếu con không đạt được thì làm ơn đừng lấy đi sự tự tin và phẩm giá của con. Hãy nói với con rằng: Không sao đâu, đó chỉ là một bài thi. Con được nuôi dạy cho những điều to lớn hơn thế nhiều".

Vâng, nếu mọi việc cứ diễn ra như thế thì trong lòng tôi thanh thản biết bao nhiêu. Nhưng mọi việc lại không đơn giản như vậy. Cuối kỳ, điểm ba môn thấp ấy không xuất hiện trong bảng điểm của con nữa. Con nói cô giáo đã sắp xếp cho các bạn điểm thấp làm lại bài và con được 7 điểm. 

Một lần nữa tôi sửng sốt khi con nói thêm một câu ráo hoảnh: "Mẹ không phải lo con bị điểm thấp, các cô sẽ không để chuyện đó xảy ra đâu, vì điểm kém ảnh hưởng đến thành tích của cô và nhà trường mà"...

TTO - Những ngày qua, càng đọc những tin tức về gian lận thi cử, tôi lại càng nhớ những học trò cũ của mình - những người mà tôi đã học được nhiều điều trong những năm còn đi dạy.

TRẦN NGUYỄN (Vũng Tàu)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

Vòng chung kết giải thưởng Lê Quý Đôn năm nay yêu cầu học sinh trong vai những người lính trẻ tính toán lương thực, nhiên liệu, tìm các từ khóa giải mã... để tiến về dinh Độc Lập.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn năm học 2024-2025: Dùng kiến thức giải bài toán thực tiễn

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

TP.HCM dự kiến có 168 đơn vị cấp xã và 1 đặc khu nên việc quản lý giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Việc sáp nhập và tổ chức bộ máy hành chính không còn quận, huyện và như vậy không còn phòng giáo dục và đào tạo.

3 ý tưởng khi không còn phòng giáo dục và đào tạo

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar