29/06/2018 08:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

May giày thuê nuôi ước mơ làm công an

NGUYÊN THẢO
NGUYÊN THẢO

TTO - 12h trưa, trong căn nhà nhỏ nóng hầm hập, Trần Lê Trinh (14 tuổi, Trường THCS Nguyễn Hiền) cặm cụi xỏ kim, may giày để kiếm tiền mua sách vở cho năm học mới, ấp ủ ước mơ trở thành nữ chiến sĩ công an.

May giày thuê nuôi ước mơ làm công an - Ảnh 1.

Mỗi đôi giày, Trinh được trả công 4.000 đồng - Ảnh: NGUYÊN THẢO

Nhà của Trinh nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo ở thôn Vân Tiên, xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Thành tích học tập đáng nể

Trong căn nhà rộng chưa đến 10m2, những tấm giấy khen của Trinh được dán kín cả tường. Suốt 9 năm học qua, năm nào Trinh cũng đạt thành tích Học sinh giỏi toàn diện.

Trinh còn nằm trong đội tuyển bồi dưỡng Văn của trường. Trong đợt thi học sinh giỏi vừa qua, cô mang lại tự hào cho nhà trường và gia đình khi đạt giải ba cuộc thi Học sinh giỏi Văn cấp huyện, giải ba cuộc thi Thuyết trình Văn học cấp huyện.

Bên cạnh những tấm giấy khen là những chiếc huy chương sáng bóng được cô lau chùi mỗi ngày. Song hành cùng hành tích học tập đáng nể, Trinh còn là một trong những vận động viên chủ chốt trong đội điền kinh của trường.

May giày thuê nuôi ước mơ làm công an - Ảnh 2.

Sau giờ học, Trinh lại tất bật lo cho đàn gà và heo thay mẹ - Ảnh: NGUYÊN THẢO

Chia sẻ về cô học trò xuất sắc, cô Trần Thị Đi (Giáo viên chủ nhiệm của Trinh) tự hào: "Trinh là một học sinh rất đặc biệt. Em học giỏi đều tất cả các môn và rất có năng khiếu học môn Văn. Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn cố gắng vượt khó, là tấm gương sáng cho bạn bè".

Khi được hỏi về bí quyết "Văn võ song toàn", Trinh khiêm tốn: "Thật ra em không có bí quyết gì hết. Tất cả là nhờ sự hướng dẫn của thầy cô, sự động viên của mẹ và ngoại".

Gác lại ước mơ vì gia đình

Với thành tích học tập, Trinh thường xuyên được thầy cô gọi vào đội tuyển bồi dưỡng để ôn thi cấp tỉnh và thi vào trường chuyên. Thế nhưng nhiều lần, Trinh đành lỡ hẹn vì không thể để mẹ và ngoại ở nhà một mình.

Từ khi lọt lòng mẹ, Trinh đã không biết cha mình là ai. Mẹ bị điếc bẩm sinh, bà ngoại Trinh năm nay đã hơn 80, tuổi tai cũng không còn nghe rõ nữa.

"Em cũng muốn học trường chuyên lắm, nhưng phải vào Tam Kỳ, cuối tuần mới được về nhà. Em đi vậy sợ đêm khuya mẹ và ngoại bị gì, không biết kêu ai", Trinh nói.

Hằng ngày, Trinh đi học một buổi, một buổi ở nhà phụ mẹ ra đồng gặt lúa, phơi lúa. Hôm nào không ra đồng, cô ở nhà may giày thuê, được trả công 4.000 đồng mỗi đôi.

Nắm chặt bàn tay bị kim đâm chi chít, Trinh nói: "Mỗi ngày em may nhiều thì được trả khoảng 20.000 đồng, ít thì khoảng 12.000 đồng thôi. Số tiền đó không nhiều nhưng cũng đủ để em mua đồ ăn cho mẹ và ngoại. Còn lại em dành dụm mua sách vở".

Trò chuyện với chúng tôi, cô không lúc nào ngơi tay. May xong giày, cô vội xuống lo đàn gà và 2 con heo. Đôi tay nhỏ cứ thoăn thoắt xắt rau, nấu cám.

May giày thuê nuôi ước mơ làm công an - Ảnh 3.

Trinh chăm lo cho 2 con heo để vào năm học mới bán lấy tiền mua sách vở - Ảnh: NGUYÊN THẢO

Tuy không nghe được gì, khi thấy chúng tôi chỉ vào chuồng heo, bà Trần Thị Liễu (49 tuổi, mẹ Trinh) nói: "Nuôi đó để vô năm học bán để lấy tiền mua sách, mua vở cho bé Trinh".

Chỉ còn gần 2 tháng nữa là bước vào năm học mới, Trinh vẫn chưa có tiền may áo dài. Nhưng không vì thế mà buồn, Trinh nói: "Em có xin được của chị bé trong xóm một bộ áo dài cũ rồi. Có áo dài mang là may mắn lắm rồi".

Khó khăn, vất vả là thế, Trinh vẫn từng ngày nuôi dưỡng ước mơ trở thành một chiến sĩ công an, dù con đường đi đến ước mơ vẫn còn lắm chông chênh và thử thách.

100 suất học bổng

Từ ngày 10-6 đến 30-8, Tuổi Trẻ Online sẽ giới thiệu 100 gương học sinh vượt khó vươn lên trong học tập. Mỗi tấm gương hiếu học sẽ nhận một suất học bổng trị giá 3 triệu đồng. Chương trình do Công ty FrieslandCampina Việt Nam phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Theo ông Trần Quốc Huân - phó tổng giám đốc Công ty FrieslandCampina Việt Nam, quỹ khuyến học Đèn đom đóm ra đời từ năm 2002 với sứ mệnh thắp lên ước mơ đến trường cho hàng ngàn trẻ em Việt Nam.

Đến nay, chương trình đã trao tặng 25.500 suất học bổng và xây mới, sửa chữa 21 trường học từ Nam ra Bắc. Quỹ Đèn đom đóm muốn lan tỏa tinh thần hiếu học, đem đến động lực học tập và niềm tin vào cuộc sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

TTO - "Có cha có mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn đứt dây" - câu chuyện về một phận đờn đứt dây vật lộn để đến trường ở vùng đất Quảng Trị khiến chúng tôi trăn trở tìm về.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

Lần đầu tiên các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn của Cần Thơ được khoác những bộ trang phục lộng lẫy như nàng Lọ Lem bước ra từ trong truyện cùng hoa hậu H’Hen Niê.

Hoa hậu H’Hen Niê và 100 bé gái khó khăn hóa thân thành nàng Lọ Lem

7.000 người xếp hình lá cờ Tổ quốc khổng lồ ở Hải Phòng

7.000 người dân Hải Phòng đã cùng nhau chung tay xếp hình lá cờ Tổ quốc siêu to khổng lồ tại Vinhomes Imperia Hồng Bàng.

7.000 người xếp hình lá cờ Tổ quốc khổng lồ ở Hải Phòng

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Trung úy Phạm Khắc Giang, người được bắt tay Tổng thống Nga Putin trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ, chia sẻ đây là vinh dự của anh em toàn khối, những đồng đội ở nhà...

Khối trưởng bắt tay Tổng thống Nga Putin: Đây là niềm tự hào của toàn khối

Đóa Tường Vy vẫn nở trong gian khó

Tôi đã từng gặp nhiều bạn học sinh vượt khó, hiếu học, song Nguyễn Ngọc Tường Vy, cô học trò nhỏ đất võ Bình Định để lại trong tôi nhiều ấn tượng đặc biệt.

Đóa Tường Vy vẫn nở trong gian khó

Thầy thuốc trẻ mang AI đi khám bệnh tình nguyện

Hội Thầy thuốc trẻ đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào hỗ trợ khám sàng lọc, trong chuỗi hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025.

Thầy thuốc trẻ mang AI đi khám bệnh tình nguyện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar