22/11/2020 22:24 GMT+7

Mặt trời liên quan thế nào với COVID-19, cúm mùa?

LÊ CHUNG
LÊ CHUNG

TTO - Vì sao hầu hết các dịch bệnh do virus thường xuất hiện và ‘tái xuất’ vào mùa thu đông mỗi năm? Các nhà nghiên cứu cho biết điều này có liên quan tới mặt trời.

Mặt trời liên quan thế nào với COVID-19, cúm mùa? - Ảnh 1.

Bức xạ mặt trời gây nên tính mùa vụ của các bệnh hô hấp do virus - Ảnh: REUTERS

Theo nhóm các nhà nghiên cứu liên ngành của Ý đến từ Viện vật lý thiên văn quốc gia thuộc Đại học Milan, cơ quan môi trường khu vực Lombardy và tổ chức y tế Don Carlo Gnocchi, mô hình lý thuyết của họ cho thấy cả độ phổ biến và sự tiến triển của các dịch bệnh đều quan hệ mật thiết đến lượng bức xạ mặt trời hằng ngày tại một địa điểm cụ thể trên Trái đất ở một thời điểm cụ thể trong năm.

"Mô hình của chúng tôi mang đến câu trả lời đơn giản cho một câu hỏi khoa học quan trọng nhưng chưa được giải đáp: Vì sao nhiều dịch bệnh hô hấp do virus như cúm mùa chỉ tái diễn theo chu kỳ trong mùa thu đông ở các vùng ôn hòa của địa cầu?", Fabrizio Nicastro - nhà nghiên cứu của Viện vật lý thiên văn quốc gia, cho biết.

"Các dịch bệnh hô hấp dường như luôn hiện diện mọi lúc ở khu vực quanh xích đạo nhưng với tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn khi so sánh với chu kỳ mùa ở khu vực ôn đới. Điều gì đã gây ra cũng như quyết định 'tính mùa vụ' này? Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nguyên nhân nằm ở lượng bức xạ mặt trời hằng ngày", ông thêm.

Theo Scitechdaily, ánh sáng tử ngoại (UV, hay còn gọi là tia cực tím) có khả năng bất hoạt nhiều loại virus và vi khuẩn. Hiệu suất bất hoạt này có liên quan đến chính bản thân từng loài virus và vi khuẩn. Nhưng ở một số vị trí trên Trái đất, hiệu suất này cao hơn vào mùa hè khi bức xạ mặt trời mạnh hơn và thấp đi vào mùa đông.

Tính chu kỳ của hiệu ứng khử khuẩn của bức xạ mặt trời có thể cộng hưởng với tần suất mất miễn dịch của vật chủ nhiễm virus. Sự kết hợp của hai cơ chế này tạo nên tính mùa vụ của dịch bệnh, trong khoảng từ vài năm đến vài chục năm tùy theo tần suất xuất hiện virus.

Mô hình lý thuyết của nhóm nghiên cứu giúp tái lập tính mùa vụ quan sát được tại các địa điểm khác nhau trên thế giới. Kết quả phản ánh rất chính xác đối với các dịch bệnh có hệ số lây nhiễm cơ bản dưới 2 (tức 2 là số ca lây nhiễm trung bình mà người mắc bệnh có thể lây sang trong suốt thời kỳ lây nhiễm trong dân số chưa có miễn dịch). Bệnh cúm mùa có hệ số này vào khoảng 1.

Họ cũng có thể mô hình hóa các dịch bệnh với hệ số lây nhiễm cơ bản lớn hơn, như dịch COVID-19 với hệ số vào khoảng 3-4. Các mô hình này dự đoán chu kỳ ban đầu của dịch bệnh có cường độ cao và gián đoạn. Chúng dần trở nên ổn định theo mùa, với cường độ vừa phải qua từng năm.

"Từ góc nhìn dịch tễ học, các mô hình này làm rõ một bí ẩn quan trọng lâu nay: Vì sao dịch cúm mùa biến mất mỗi năm khi số người mắc bệnh vẫn còn cách rất xa so với mức cần thiết để hình thành cơ chế miễn dịch cộng đồng?", Mario Clerici - nhà miễn dịch học tại Đại học Milan và Tổ chức Don Carlo Gnocchi, chia sẻ.

Mỹ vượt 12 triệu ca COVID-19 vài ngày trước lễ Tạ ơn

TTO - Mỹ ghi nhận ca COVID-19 thứ 12 triệu vào ngày 21-11, giữa lúc hàng triệu người tại đây dự tính đi nghỉ hoặc trở về nhà trong lễ Tạ ơn, mặc cho cảnh báo từ các cơ quan y tế về nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh.

LÊ CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar