01/08/2017 10:07 GMT+7

Mất mát giữa thời bình

BÍCH THÙY
BÍCH THÙY

TTO - Giữa những ngày hòa bình, sự hi sinh lần lượt của chồng và con trai duy nhất khiến trái tim thiếu tá Lê Thị Minh Thủy vỡ vụn, cho dù bà vẫn kiên cường đón nhận sự thật.

Di ảnh hai cha con phi công đều là liệt sĩ trong thời bình - Ảnh do gia đình cung cấp

Người hùng không quân

Tại nhà riêng ở khu đô thị Phước Long B (Nha Trang), trong căn phòng nhỏ treo nhiều bằng khen, huân chương của chồng và con, thiếu tá Lê Thị Minh Thủy (54 tuổi) đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của bà.

Chồng bà Thủy là thượng tá Dương Văn Thanh (nguyên phó trung đoàn trưởng trung đoàn 910, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - một trong những phi công xuất sắc của lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam).

Thượng tá Thanh sinh năm 1958, là một phi công được đào tạo ở Trường Sĩ quan không quân. Ông tốt nghiệp xuất sắc trong kỳ thi cuối năm 1981, được nhà trường giữ lại đào tạo thành giảng viên.

Sau 29 năm phục vụ công tác ở Trường Sĩ quan không quân, thượng tá Dương Văn Thanh đã thực hiện 2.195 giờ bay trên bầu trời, trực tiếp đào tạo 48 phi công từ khi họ mới bước vào trường đến khi tốt nghiệp, trong số đó có không ít người đã trở thành cán bộ quản lý trung đoàn.

3 giờ chiều ngày 29-4-2005, thiếu tá Thủy cảm thấy bất an và có linh tính không tốt về người chồng của mình. Liền sau đó, bà nhận được điện thoại báo tin để được đưa đến hiện trường chiếc máy bay rơi do chồng bà điều khiển.

Lúc đầu bà không tin đó là sự thật vì “anh Thanh giỏi lắm, anh ấy có 30 năm kinh nghiệm lái máy bay thì làm sao có thể rơi được?”

Hôm ấy, ông Thanh đã cùng tập thể giảng viên hoàn thành xuất sắc 100% chỉ tiêu kế hoạch thả bay đơn cho học viên khóa 30. Nhưng không ngờ một bất trắc đã xảy ra khi ông cùng phi công trẻ Đào Việt Hưng lên chiếc máy bay L-39 mang số hiệu 8732 huấn luyện chiến đấu.

Ông Thanh từng có kinh nghiệm xử lý thành công sự cố hỏng máy bay trên không để hạ cánh an toàn, nên lần này thấy chiếc L-39 có dấu hiệu trục trặc kỹ thuật khi đang bay, ông Thanh tận dụng từng giây phút để kiểm tra lại thiết bị, đồng thời quan sát không gian bên dưới, lúc này phía trước là đảo Hòn Tre cách bờ biển Nha Trang chừng ba cây số.

Các đồng đội trong đơn vị của ông Thanh kể do biết sự cố kỹ thuật không thể khắc phục, ông khẩn báo cho sở chỉ huy bay biết rõ tình trạng máy bay và nhận được lệnh được phép nhảy dù để thoát hiểm.

Sau khi nhận lệnh, ông đã bình tĩnh thông báo cho sở chỉ huy bay biết mình cần phải điều khiển máy bay ra phía biển để tránh va chạm với đảo Hòn Tre, nơi có khu du lịch và giải trí Vinpearl Land đang có nhiều du khách tham quan, nghỉ mát.

Sau đó, ông ra lệnh cho phi công trẻ Đào Việt Hưng đẩy cửa, bung dù thoát hiểm trước. Khi máy bay tránh được đảo Hòn Tre thì đã không còn đủ độ cao để ông thoát hiểm. Khi tìm được chiếc máy bay dưới lòng biển, đồng đội nói ông Thanh đã ra đi trong tư thế ngồi trong khoang lái như “vẫn đang bay giữa vùng trời bình yên”.

Trước sự hi sinh quả cảm của thượng tá Dương Văn Thanh, ngày 20-10-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận thượng tá Thanh là liệt sĩ. Ngày 9-1-2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định truy tặng cho thượng tá Thanh danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ đổi mới.

Trước đó, ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba; Huy chương Quân kỳ quyết thắng và Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục.

Niềm hi vọng lụi tàn

Chồng chết quá bất ngờ đã khiến bà Thủy đổ sụp, lòng bà quặn thắt khi nhìn hai đứa con mất cha. “Ngày ấy, con trai lớn của tôi là Dương Lê Minh đang học để trở thành phi công, còn con gái út đang học lớp 8. Minh học ở Vũng Tàu nên ở nhà chỉ có hai mẹ con, không đêm nào tôi không khóc” - bà Thủy kể.

Bị ám ảnh bởi cái chết của chồng, bà Thủy đôi lần khuyên con trai mình bỏ học bay để chuyển nghề. Nhưng khi nhìn thấy con quyết tâm theo nghiệp cha, bà đã hỗ trợ con hết mình để con hoàn thành ước nguyện.

Minh tốt nghiệp loại giỏi, được Bộ Tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân phong cấp hàm trung úy và điều về Tổng công ty Bay dịch vụ miền Nam. Minh chính là niềm hi vọng của mẹ mình trên con đường nối nghiệp cha.

“Minh giỏi như anh Thanh, năm 2008 Minh được tuyển chọn đi tu nghiệp ở nước ngoài để có thể điều khiển những chiếc máy bay hiện đại. Về nước, Minh được bổ nhiệm làm giảng viên bay của Trung tâm Huấn luyện bay (Tổng công ty Trực thăng Việt Nam).

Còn đứa gái út cũng giỏi không kém cha anh khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam rồi đi du học Úc. Sự thành công của hai con làm tôi cảm thấy tự hào và cho rằng điều đó sẽ làm anh Thanh vui lòng nơi suối vàng” - bà Thủy kể.

Tháng 7-2016, Minh được bổ nhiệm làm trưởng phòng đảm bảo chất lượng an toàn của Trung tâm huấn luyện (Binh đoàn 18). Anh được huấn luyện bay tại các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức và bay trên các máy bay C25, EC102 và nhiều máy bay hiện đại với tổng số 3.982 giờ bay.

Nhưng rồi, trái tim người đàn bà chưa kịp lành vết thương cũ lại bị băm nát khi đứa con trai bà yêu thương đã tử nạn trong một chuyến huấn luyện bay.

Khi nghe tin Minh và đồng đội gặp nạn, tôi như không còn là chính mình, thẫn thờ vào ra. Cuộc sống sao lại trớ trêu như vậy…

Bà Lê Thị Minh Thủy

Sáng 18-10-2016, đại úy Dương Lê Minh đã gặp nạn cùng hai học viên là trung úy Đặng Đình Duy và trung úy Nguyễn Văn Tùng tại núi Dinh - Vũng Tàu. Hôm ấy, Minh hướng dẫn hai học viên điều khiển máy bay VN 8632 TS mang số hiệu 8632 và bị mất liên lạc lúc 8 giờ 3 phút tại phía nam điểm cao 525 núi Bao Quan (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành) trên độ cao khoảng 70m.

Ngày 19-10, năm nhóm tìm kiếm được chia thành nhiều hướng khác nhau triển khai công tác tìm kiếm. Đến 11 giờ 15 phút, một nhóm tìm kiếm đã thấy chiếc máy bay cùng ba sĩ quan, tất cả đều đã hi sinh. Họ nằm ở ba vị trí khác nhau, chiếc máy bay bị vỡ thành nhiều mảnh trong bán kính 15m.

Cũng trong ngày hôm ấy, căn cứ ủy quyền của bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thiếu tướng Hà Tiến Dũng, tư lệnh Binh đoàn 18, đã ký quyết định truy thăng quân hàm từ đại úy lên thiếu tá cho phi công Dương Lê Minh. Gần 4 tháng sau ngày hi sinh, ngày 20-2-2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định công nhận thượng tá Dương Lê Minh là liệt sĩ.

Quay mặt lau những giọt nước mắt, người đàn bà ngoài ngũ tuần hai lần nhận tin chồng và con trai hi sinh cho biết bà lúc nào cũng coi Minh là đứa con trẻ dại của mình, ngay cả lúc Minh lấy vợ và có hai con trai.

Khi chúng tôi hỏi bà nếu sau này hai đứa cháu nội muốn trở thành phi công thì bà sẽ làm thế nào? Bà Thủy nhẹ nhàng trả lời: “Máu phi công chắc đã ngấm từ ông sang cha rồi sang cháu...”

Bà Lê Thị Minh Thủy trước bàn thờ chồng và con

Kỳ 7:

Kỳ 6:

Kỳ 5:

Kỳ 4:

Kỳ 3:

Kỳ 2:

Kỳ 1

BÍCH THÙY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar