13/02/2011 14:51 GMT+7

Lươn um cà đắng

LÊ QUANG THỌ
LÊ QUANG THỌ

TTO - Tây nguyên quê tôi lắm đồi núi mà cũng nhiều sông hồ. Đặc biệt sự giao thoa trong văn hóa ẩm thực giữa người Kinh với đồng bào Ê Đê đã tạo ra nhiều món ăn ngon. Dễ ăn trong mấy ngày tết và nhất là sau tết có lẽ là món lươn um cà đắng.

Phóng to
Lươn um cà đắng - Ảnh: L.Q.T.

Phiên chợ ngày cuối năm người ta thường bán nhiều loài cá, lươn. Lươn đặt ống trúm bắt về còn sống đem nhốt vào thau ăn dần trong mấy ngày tết và sau tết. Những con lươn sống ở bàu dưới lớp sình dày, con nào con nấy mập mạp vàng ươm nhìn ngon mắt.

Ngoài những món ngon từ lươn như lươn xào lăn, lươn xào xả ớt, cháo lươn, lẩu lươn… còn có món lươn um cà đắng ấn tượng khó quên với vị đăng đắng, beo béo và hương thơm khó phai.

Cà đắng được người Ê Đê dùng chế biến chung với nhiều món ăn. Loại cà này quả nhỏ, có màu xanh, vị đắng nên người Kinh gọi là cà đắng. Ban đầu cà đắng mọc hoang, trái nhỏ. Về sau người ta mang về trồng chăm sóc cẩn thận nên trái cà to hơn, vị đắng ít hơn.

Gừng cay trong gia vị, chút đắng của cà như mang đặc trưng cuộc sống chan hòa mưa nắng của người dân Tây nguyên tan vào vị béo ngọt của các phụ gia khác. Tất cả làm nên hương vị thơm ngon của món lươn um cà đắng.

Cà đắng chế biến với các loại cá đều ngon. Để làm món lươn um cà đắng phải chẻ dọc trái cà làm tư, rửa sạch. Lươn làm sạch, cắt ra từng khúc nhỏ ướp gia vị thật thấm, với các món từ lươn cần có vài củ nén sẽ thơm hơn. Trộn lươn với cà đắng vào nồi nhỏ đặt lên bếp nhỏ lửa.

Thường người ta chờ cho cà chín rồi tán cà nhuyễn ra. Như vậy khi ăn sẽ cảm nhận được sự mịn màng béo ngọt của lươn trong chút đắng rất riêng của loại cà này. Vị đắng của cà như mang tinh hoa của nắng gió cao nguyên, của màu mỡ đất đỏ bazan hòa vào hương vị đậm đà phù sa ruộng đồng vừa béo ngọt vừa dai của thịt lươn.

Ngày tết món ăn này vừa giúp đổi món vừa thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa người Ê Đê và người miền xuôi định cư tại Tây nguyên, làm thành món ngon mang nét đặc trưng của vùng đất này.

Cà đắng không phải nhà nào cũng có nên món ăn này vẫn không nhiều, dù rất ngon. Vì vậy mấy ngày tết này mời nhau bữa lươn um cà đắng là mời nhau thưởng thức hương vị rất riêng của miền đất Tây nguyên. Sau câu chào năm mới, lời chúc đầu xuân những người quen thân thường hỏi nhau: Có chuẩn bị được cà đắng để um lươn không?

Và trong những ngày này, người ta thường mời nhau bữa ăn đầu năm với lươn um cà đắng để hàn huyên và để yêu thương nhiều hơn vùng quê mình.

LÊ QUANG THỌ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar