24/02/2021 11:31 GMT+7

Lưỡi hình trái tim, liệu có bình thường?

BS NGUYỄN THÀNH ÚC
BS NGUYỄN THÀNH ÚC

TTO - Cháu Hồ Minh Đ., 10 tuổi, bị đau họng nên đến cơ sở y tế khám bệnh. Khi khám bệnh bác sĩ bảo cháu há miệng ra để khám họng thì thấy đầu lưỡi không thè ra dài được mà khuyết lại hình trái tim.

Lưỡi hình trái tim, liệu có bình thường? - Ảnh 1.

Lưỡi hình trái tim - Ảnh: ÚC NGUYỄN

Mẹ cháu Đ. kể cháu sinh ra đã bị rồi, thấy cũng đẹp nên không đi khám, cũng không thắc mắc gì. 

Bác sĩ hỏi cháu nói bình thường không, mẹ cháu buồn buồn: "Nó đẹp trai mà nói ngọng nghịu lắm bác sĩ ơi. Đọc tiếng Anh mà cứ đọc sai âm, sai vần, làm ông thầy bó tay luôn!". 

Bác sĩ trấn an: "Tật này thì trị được, chỉ cần cắt đi cọng dây thắng dưới lưỡi thôi, còn nói ngọng thì phải kiên trì tập luyện sau một thời gian thì cháu mới nói bình thường".

Một số người có những nét đẹp bẩm sinh do tạo hóa ban cho như môi chẻ hình trái tim, cằm chẻ hình vầng trăng khuyết là quý tướng, ai cũng ao ước được sở hữu. Nhưng lưỡi chẻ hình trái tim thì lại là nét đẹp không mong muốn chút nào. Trong chuyên môn gọi là tật dính thắng lưỡi.

Dính thắng lưỡi là tật bẩm sinh ở dây thắng lưỡi. Thắng lưỡi là lớp màng niêm mạc mỏng ở dưới bụng của lưỡi, nhìn như một sợi dây màu trắng hồng hình tam giác. Ai cũng có thắng lưỡi, nó có vai trò quan trọng trong vận động của lưỡi, định hướng di chuyển của lưỡi theo ý muốn. Thắng lưỡi góp phần hoàn chỉnh khả năng phát âm, bú, nuốt của trẻ. 

Một thắng lưỡi bình thường là có độ dài phù hợp và điểm bám đúng chỗ. Nếu thắng lưỡi bám gần đầu lưỡi và ngắn sẽ làm cử động bình thường của lưỡi bị cản trở giống như đang chạy xe mà tự nhiên xe bị kẹt thắng.

Theo thống kê có khoảng 4 - 5% trẻ sơ sinh bị tật này. Những tháng đầu sau sinh bà con mình có thể phát hiện ra bé bị dính thắng lưỡi khi bé khó bú, khó nuốt, đầu lưỡi hình trái tim khi bé thè lưỡi ra ngoài thì nên đưa bé đến bác sĩ răng hàm mặt để khám và mổ cắt thắng lưỡi. Thời điểm cắt thắng lưỡi phù hợp và an toàn nhất thường là khi bé được 3-4 tháng tuổi.

Những trường hợp thắng lưỡi dày hoặc quá ngắn và ở những ca phát hiện muộn, thường là sau 3 tuổi, như bé Đ. 10 tuổi là quá muộn nhưng vẫn mổ được, tuy nhiên trẻ càng lớn thì càng có nhiều biến chứng do thắng lưỡi để lâu sẽ có mạch máu phát triển, khi cắt thắng lưỡi sẽ đau, nhiễm trùng, chảy máu khó cầm.

Cứu sống nữ bệnh nhân bị tai nạn đứt rời lưỡi

TTO - Bệnh nhân nữ 39 tuổi ở Phú Thọ, làm nghề phụ hồ và bị tai nạn khi đang đẩy xe chở vật liệu bị bộ phận sắc nhọn của chiếc xe cứa vào vùng cổ làm đứt ngang gốc lưỡi.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Kết hôn năm 2020, cặp vợ chồng dân tộc Tày ấp ủ mái ấm nhỏ với tiếng cười trẻ thơ. Thế nhưng chờ đợi mãi không có tin vui. Tại bệnh viện, người vợ được chẩn đoán ứ dịch vòi trứng, còn chồng tinh trùng yếu.

Cặp đôi dân tộc Tày hạnh phúc được làm cha mẹ nhờ 'Tuần lễ vàng'

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Ngày 1-7 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hệ thống bảo hiểm y tế Việt Nam.

Người dân khám chữa bệnh tại nhà, từ xa được BHYT thanh toán từ ngày 1-7

Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui - Kỳ cuối: Đường dây đằng sau những phòng khám trá hình

Vì sao các cơ sở thẩm mỹ 'chui' vẫn ngang nhiên tồn tại, không quảng cáo rầm rộ mà vẫn có khách tìm đến?

Vạch trần mánh khóe làm đẹp 'vùng kín' chui - Kỳ cuối: Đường dây đằng sau những phòng khám trá hình

Chụp PET/CT khác gì so với chụp CT, MRI?

Trong thời gian không có máy PET/CT chụp cho bệnh nhân, các bác sĩ cho biết có thể chuyển sang phương pháp khác như chụp MRI, CT.

Chụp PET/CT khác gì so với chụp CT, MRI?

Việt Nam hợp tác với Cuba điều chế thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ nọc bò cạp xanh

Nọc bò cạp xanh sẽ được điều chế thành thuốc hỗ trợ điều trị ung thư thông qua hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.

Việt Nam hợp tác với Cuba điều chế thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ nọc bò cạp xanh

WHO: Nghiên cứu nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vẫn dang dở

WHO khẳng định mọi giả thuyết về nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2, như lây truyền từ động vật hay rò rỉ phòng thí nghiệm, vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu vì thiếu thông tin cần thiết.

WHO: Nghiên cứu nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 vẫn dang dở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar