19/09/2016 11:03 GMT+7

“Bùa lưỡi” - ma túy 
gây ảo giác nguy hiểm

N.KHẢI - H.LỘC - V.THỦY - N.LOAN
N.KHẢI - H.LỘC - V.THỦY - N.LOAN

TTO - “Bùa lưỡi”, “tem giấy”… là một dạng ma túy gây ảo giác mạnh đang được nhiều đối tượng rao bán công khai, bất chấp pháp luật nghiêm cấm.

“Tem giấy” chứa chất LSD được bán với giá 350.000 đồng - Ảnh: N.K.

Theo tìm hiểu, “bùa lưỡi” hay “tem giấy” đang bán trên thị trường được thiết kế dưới hình thức là những miếng giấy nhỏ đủ loại hình thù được tẩm chất gây ảo giác. Người sử dụng chỉ cần liếm hoặc ngậm nơi đầu lưỡi sẽ nhanh chóng... không còn là chính mình.

“Vô thế giới tâm linh”

Ngày 14-9, chúng tôi liên hệ với Phong (ngụ Q.11), một đầu mối nhận cung cấp “bùa lưỡi” có tiếng ở TP.HCM. Không một chút đề phòng, Phong kêu chúng tôi nhắn tin địa chỉ và số lượng để tiện giao dịch.

Ít phút sau Phong có mặt tại điểm hẹn trên đường Bùi Thị Xuân (Q.Tân Bình), lôi từ trong túi xách ra nhiều miếng tem nhỏ chào bán với giá 350.000 đồng/miếng.

Theo quan sát, các tem này được bỏ trong các bịch nilông để tránh bị tan ra khi tiếp xúc với nước. Người chơi chỉ việc ngậm trong miệng, tem có thể tan hoàn toàn trong nửa tiếng đồng hồ, còn tác dụng gây ảo giác thì kéo dài nhiều giờ liền.

Thanh niên này khẳng định đây là hàng nhập từ châu Âu. “Chơi cái này vô nói chung nó cho mình có những chuyến đi vô thế giới tâm linh, giúp mình nhìn mọi vật xung quanh đang hoạt động. Như cái bàn anh mình đang ngồi mình sẽ nhìn thấy nó đang hoạt động uốn éo này nọ.

Cái này không có ghiền, không làm cho người chơi cảm giác đói hay hư hại cơ thể mà mang đến cho người chơi những ảo giác rất riêng, không giống với chơi ma túy đá hay cỏ Mỹ” - Phong quảng cáo.

Để khách tin tưởng, Phong lấy dẫn chứng việc mình từng chơi: “Em thử hết một lần, nó đưa em qua vũ trụ luôn đó, cảm thấy đã lắm, làm cho mình yêu đời lắm. Nếu một lần sử dụng có thể sau này sẽ cảm nhận được cuộc đời có ý nghĩa lắm”.

Ma túy nguy hiểm nhất

Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển - trưởng khoa T3, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, thì “tem giấy” hay “bùa lưỡi” thực chất là miếng giấy được tẩm chất ảo giác LSD - lysergicacid diethylamide.

LSD là chất tổng hợp từ nấm cựa gà xuất xứ từ Thụy Sĩ năm 1938, sau một thời gian dài tạm ngưng sản xuất nay “tái xuất” trở lại. Chất này được đánh giá là chất gây ảo giác mạnh nhất, chỉ cần vài chục mcg (micrograms) là có thể gây ảo giác. Đây cũng là một trong hai chất ma túy nguy hiểm nhất.

Theo bác sĩ Hiển, LSD gây ảo thị, gây những hình ảnh không có thật, nhìn người này ra người khác hoặc không có biến thành có, mất đi khoảng cách ở không gian.

“Ví dụ tôi đứng tầng 10 nhưng cứ nghĩ mình đang đứng dưới đất hoặc thậm chí tôi nghĩ mình là con chim đang chao lượn trên bầu trời, hoặc là thấy mình như siêu nhân... Tất cả những triệu chứng hoang tưởng này đều dẫn đến những hậu quả nặng nề, làm hại chính mình và người khác” - bác sĩ Hiển lý giải.

Bác sĩ Hiển dẫn chứng trường hợp cháu N.T.D. (13 tuổi) được người nhà đưa đến khám trong tình trạng hoảng sợ, thường xuyên la hét khi mẹ đến gần.

Sau khi được bác sĩ thăm khám thì bé D. thừa nhận có ngậm “bùa lưỡi” mỗi ngày dẫn đến bị loạn thần, khiến bé nhìn mẹ thấy mọc hai răng nanh, lúc nào cũng giống ác quỷ nên sợ hãi la hét.

Bác sĩ Hiển còn nói cơ chế tác động lên não bộ của LSD khá phức tạp. Thời gian bán hủy của LSD là 5 giờ nhưng thời gian gây tác động kéo dài đến 12 giờ và nếu dùng liều >1mcg/kg thì các triệu chứng loạn thần có thể kéo dài đến vài ngày.

Bác sĩ Hiển đánh giá các loại “tem giấy” hay “bùa lưỡi” thường rất nhỏ, dễ cất giấu, giá lại rẻ, các gia đình hãy quản lý và chăm sóc con mình thật kỹ lưỡng.

“Kịp thời cảnh báo cho con biết đây không phải là kẹo, không phải đồ chơi để phòng tránh” - bác sĩ Hiển khuyến cáo.

Tuyệt đối cấm sử dụng

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết theo nghị định 82/2013/NĐ-CP ngày 19-7-2013 của Chính phủ ban hành danh mục chất ma túy và tiền chất, LSD tem giấy được xếp vào danh mục I là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội.

Người mua bán và sử dụng LSD có thể bị xử lý theo điều 194 Bộ luật hình sự.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 18-9, một lãnh đạo Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an TP.HCM cũng cho biết cơ quan này đang rất quan tâm tới tình trạng rao bán và sử dụng các loại “tem giấy”, “bùa lưỡi” ở TP.HCM. PC47 đã lấy các mẫu của chất này gửi Sở Y tế TP phân tích, xét nghiệm.

N.KHẢI - H.LỘC - V.THỦY - N.LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar