15/05/2025 17:23 GMT+7

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia - Ảnh 1.

Luật sư Nguyễn Phương Đại Nghĩa (Đoàn luật sư tỉnh Lâm Đồng) nhìn nhận sửa Hiến pháp là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn phát triển - Ảnh: L.A.

Sửa Hiến pháp được các chuyên gia pháp lý đánh giá là một bước đi tất yếu, nhằm thích ứng với những biến chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

Đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn phát triển

Luật sư Nguyễn Phương Đại Nghĩa, Đoàn luật sư tỉnh Lâm Đồng, cho rằng: "Việc sửa đổi Hiến pháp 2013 là yêu cầu cấp thiết nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp với bối cảnh phát triển mới của đất nước, đặc biệt là trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân và thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh".

Theo ông Nghĩa, Hiến pháp 2013 dù đã công nhận vai trò của kinh tế tư nhân, nhưng chưa xác định khu vực này là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân

Ông đề xuất sửa đổi điều 51 và điều 53 theo hướng: "Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân" và "Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ tuyệt đối, không bị quốc hữu hóa dưới bất kỳ hình thức nào nếu không có sự đồng thuận và bồi thường thỏa đáng".

Đồng thời cần hiến định quyền tiếp cận đất đai, tín dụng và các yếu tố sản xuất một cách công bằng giữa các thành phần kinh tế.

hiến pháp - Ảnh 2.

Dây chuyền sản xuất ô tô của Thaco - Ảnh: HỮU HẠNH

Về mặt tổ chức hành chính, luật sư Nghĩa nhấn mạnh Hiến pháp hiện hành chưa có cơ chế rõ ràng cho việc sáp nhập tỉnh. Do đó cần bổ sung quy định cho phép "việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp tỉnh vì mục tiêu hiệu quả quản trị, phát triển bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia". 

Quy trình này phải dựa trên tiêu chí dân số, địa lý, kinh tế - xã hội và được Quốc hội phê chuẩn, đồng thời bảo đảm quyền lợi người dân.

"Việc sửa Hiến pháp phải thể hiện tư duy cải cách triệt để, vì một quốc gia kiến tạo - công bằng - minh bạch - hội nhập. Đây không chỉ là sửa đổi kỹ thuật, mà là đặt nền móng cho một giai đoạn phát triển mới", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Cải cách phải đi kèm giám sát quyền lực

Đồng tình với quan điểm này, chị Lê Thị Thơ (38 tuổi, Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa) cho rằng mỗi lần Hiến pháp được sửa đổi luôn gắn liền với những bước ngoặt lịch sử. Theo chị: "Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp không chỉ là một sự kiện pháp lý, mà còn là một bước chuyển về tư duy, thể chế và định hướng chiến lược quốc gia".

hiến pháp - Ảnh 3.

Luật sư Lê Thị Thơ (38 tuổi, Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa)

Chị Thơ đặc biệt lưu ý đến quyền chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND). Chị kiến nghị giữ nguyên khoản 2 điều 115 của Hiến pháp 2013 về quyền chất vấn chánh án Tòa án nhân dân và viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân. 

"Việc bỏ quyền này sẽ làm suy giảm vai trò giám sát của cơ quan dân cử tại địa phương, ảnh hưởng đến cân bằng quyền lực, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp - nơi liên quan trực tiếp đến quyền con người và công lý", chị nói.

Theo chị Thơ, việc tổ chức chất vấn trong điều kiện mới có thể giải quyết bằng các giải pháp kỹ thuật lập pháp, không cần loại bỏ khỏi Hiến pháp.

Luật sư Nguyễn Xuân Thạch (33 tuổi, đang công tác tại Khánh Hòa) cũng tán thành với chủ trương sửa đổi Hiến pháp. 

Theo anh Thạch, những vấn đề lớn như quyền con người, quyền nhân thân, công bằng xã hội và phát triển vùng sâu, vùng xa cần được nhấn mạnh. "Tôi kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ là sức bật giúp đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển kinh tế, xã hội", anh chia sẻ.

Những ý kiến trên cho thấy kỳ vọng lớn vào việc sửa đổi Hiến pháp lần này không dừng ở việc cập nhật quy định, mà là một cơ hội để định hình một mô hình Nhà nước hiện đại, linh hoạt và vì dân. Một Hiến pháp mới - nếu được xây dựng đúng hướng - sẽ là bệ phóng cho một Việt Nam năng động, sáng tạo và vững vàng trước những thách thức toàn cầu.

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân lúc 11h ngày 17-5.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nữ sinh 16 tuổi giành giải nhất viết thư UPU lấy cảm hứng từ tình yêu biển, phim Avatar, Titanic

Phạm Đoàn Minh Khuê, học sinh lớp 10C2, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), giành giải nhất viết thư UPU.

Nữ sinh 16 tuổi giành giải nhất viết thư UPU lấy cảm hứng từ tình yêu biển, phim Avatar, Titanic

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

2 thiếu niên lái xe máy bằng chân rồi quay clip đăng lên Facebook khiến dư luận bức xúc.

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương

Cơ quan chức năng bước đầu xác định vụ việc xảy ra tại xã Vĩnh Hòa không phải bắt cóc trẻ em, mà hai người có quan hệ yêu đương.

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương

Hành trang để thế hệ măng non vào kỷ nguyên mới

Lễ tuyên dương chính thức của Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025 đã diễn ra hôm 15-5.

Hành trang để thế hệ măng non vào kỷ nguyên mới

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar