20/01/2021 10:28 GMT+7

Lụa: Khúc bi ca của những khát khao hoan lạc và niềm đau

NỮ LÂM
NỮ LÂM

TTO - Lụa - tác phẩm đã giúp đưa tên tuổi nhà văn Ý Alessandro Baricco đến với đông đảo bạn đọc quốc tế - vừa trở lại với bạn đọc Việt Nam trong diện mạo mới.

Lụa: Khúc bi ca của những khát khao hoan lạc và niềm đau - Ảnh 1.

Ảnh: NỮ LÂM

"Dù người cha đã hình dung anh có một tương lai rực rỡ trong quân đội, Hervé Joncour cuối cùng vẫn kiếm sống bằng một nghề khác thường, và như một sự trớ trêu kỳ cục, cái nghề không phải xa lạ với một nét của tướng mạo anh, dễ thương đến mức để lộ ra một sự chuyển giọng nữ mờ hồ".

Một sự chuyển giọng nữ mờ hồ? Alessandro Baricco đã mở đầu cuốn tiểu thuyết danh tiếng Lụa (Quế Sơn dịch) của mình bằng cách thông báo một sự chuyển giọng như thể vượt ra khỏi cái tên sách gợi hình, Baricco xác quyết cấu trúc tác phẩm của mình được dựng bằng thanh âm như ông đã bộc bạch trong Lời tác giả: "Tất cả những câu chuyện đều có âm nhạc riêng. Chuyện này có âm nhạc trắng".

Vậy trong thứ âm nhạc trắng ấy có gì?

Từ du ca đến tình ca

Tiểu thuyết Lụa trước nhất là một khúc du ca. Hervé Joncour ba mươi hai tuổi, anh mua và bán những con tằm. Công việc này đưa đẩy anh đến xứ Phù Tang xưa sau cuộc hành trình dài.

Là "âm nhạc", tiểu thuyết Lụa có những điệp khúc trở đi trở lại, nhấn mạnh vào những gian khổ, cách trở về địa lý, dị biệt về văn hoá trong chuyến đi của nhân vật chính.

Trên chuyến đi đến nước Nhật để mua trứng tằm, Hervé Joncour bước từ không gian yên bình vùng tỉnh lị châu Âu để dấn thân vào một chốn khốc liệt đang chìm trong hỗn loạn ở một nước châu Á xa xôi và giữa chiến tranh ngân lên một khúc "tình ca" nối vào khúc "du ca" của Hervé.

Anh yêu, một tình yêu trắng như sương tuyết, một tình yêu không thành lời nhưng day dứt với người đàn bà anh gặp trên đất Nhật.

Hai giọng chủ đạo ấy nắm quyền chi phối cuốn tiểu thuyết mỏng manh này. Sáu mươi lăm chương sách như sáu mươi lăm nốt nhạc lần lượt được nhấn xuống để dệt nên bản hoà tấu mang tên Lụa. Cái tên khiến ta nhớ đến cách đây sáu thập kỷ, thi sĩ Trần Dần từng gọi trường ca Đi! Đây Việt Bắc! của ông là "hùng ca - lụa" (Epopée sur soie).

Lụa dĩ nhiên không phải là hình ảnh mơ hồ. Thị Hervé Joncour sống hành nghề dệt lụa, anh phải đi sang nước Nhật xa xôi mua trứng tằm để cứu các nhà máy sợi. Nên có thể nói, lụa là phần nào khởi nguyên cho toàn bộ câu chuyện này.

Khúc nhạc đời tuôn chảy

Nhưng đó chỉ là phần hữu thanh của Lụa, giờ phải nhắc đến phần vô thanh. Hervé yêu, một tình yêu không lời, một tình yêu tưởng thoáng qua mà khắc ghi đến chết, một tình yêu ngỡ dễ dàng từ bỏ mà đau đớn khôn nguôi. 

Nhưng trong câu chuyện tình của Hervé còn có bóng dáng người vợ nơi quê nhà và trong người vợ cũng tồn tại một tình yêu. Một thứ tình yêu thuỷ chung, hy sinh và cao thượng. Một thứ tình yêu câm lặng lấp lánh trong bóng tối.

Lụa không phải đơn thuần là tình ca, du ca hay bi ca, nó là tổng hoà tất cả những thành tố hoà điệu thành thứ "âm nhạc trắng" bảng lảng, thuần khiết mà tác giả muốn đạt được.

Điều làm nên tính cân bằng cho tiểu thuyết Lụa chính ở chỗ chuyển đổi nhịp nhàng giữa hai âm chủ đạo tình ca và du ca để rồi chuyển thành một khúc bi ca của những khát khao hoan lạc và niềm khổ đau.

Bởi vì khát khao mà đau khổ, càng khát khao càng đau khổ, cơ hồ biến câu chuyện tưởng chừng chỉ là chuyện ái tình trở nên ám ảnh, như khúc nhạc đời của một cá nhân cứ tuôn chảy vào cái bất tận của đời sống. Tiểu thuyết như một "thứ âm nhạc trên lụa" được vẽ đi vẽ lại ăn chặt vào từng thớ ký ức, không cách gì tẩy xoá được.

Tâm huyết của dịch giả Quế Sơn

Cũng cần nói thêm về bản dịch Lụa xuất bản lần này. Hơn hai mươi năm trước, bản dịch của dịch giả Quế Sơn được NXB Trẻ ấn hành lần đầu tiên và tuyệt bản đến ngày nay.

Trong suốt hai thập kỷ đó, dịch giả Quế Sơn vẫn trở đi trở lại bản dịch này, hiệu chỉnh, đối chiếu với nguyên tác. Hai mươi năm dành cho một bản thảo chưa đến hai trăm trang cũng đủ thấy sự tâm huyết của dịch giả cho sản phẩm dịch của mình.

Nhà văn Alessandro Baricco: "Tôi ghét sự lặp lại"

TT - Alessandro Baricco là nhà văn Ý đã quen thuộc với độc giả VN qua các tác phẩm Lụa (Nhã Nam và NXB Văn Học), Ðại dương biển (NXB Văn Hóa Sài Gòn), Không lấm máu (NXB Trẻ)... Ông vừa tới VN với tư cách khách mời đặc biệt của Hội sách TP.HCM lần VI.

NỮ LÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vinh danh di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa tổ chức đón nhận bằng chứng nhận Tháp Bà Ponagar Nha Trang là di tích quốc gia đặc biệt.

Vinh danh di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Hàn Quốc quảng bá hình ảnh quốc gia quá thành công, Việt Nam học được gì?

Nếu như trước đây người Hàn Quốc thường phải nghe từ người nước ngoài những câu hỏi họ không thích như ‘Hàn Quốc ở đâu?’, thì nay họ thường được nghe ‘Chúng tôi đã nghe BlackPink và xem Squid game rồi’.

Hàn Quốc quảng bá hình ảnh quốc gia quá thành công, Việt Nam học được gì?

Cơm gà Hải Nam không cần thêm nước xốt vẫn ngon, luyện tập tạo nên hoàn hảo

Cơm gà Hải Nam ngon nổi tiếng khắp châu Á. Làm sao để nấu món cơm trứ danh này?

Cơm gà Hải Nam không cần thêm nước xốt vẫn ngon, luyện tập tạo nên hoàn hảo

Đường trùng tên ở TP.HCM tăng mạnh sau sáp nhập

TP.HCM đang có nhiều tuyến đường trùng tên, gây khó khăn trong quản lý và sinh hoạt. Các chuyên gia đề xuất giải pháp, nhấn mạnh cần hạn chế ảnh hưởng đến người dân.

Đường trùng tên ở TP.HCM tăng mạnh sau sáp nhập

Thu hồi văn bản trưng dụng biệt thự cổ di tích lầu Bảo Đại tại Nha Trang cho lãnh đạo sở, ngành ở

Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi văn bản liên quan việc trưng dụng căn biệt thự tại lầu Bảo Đại (tỉnh Khánh Hòa) làm nhà ở công vụ sau khi sáp nhập.

Thu hồi văn bản trưng dụng biệt thự cổ di tích lầu Bảo Đại tại Nha Trang cho lãnh đạo sở, ngành ở

Họa sĩ Hồng Quân, con trai nhạc sĩ Phan Nhân và nghệ sĩ Phi Điểu: Vẽ một miền Tây không ồn ào

'Miền Tây trong tôi không ồn ào. Nó là con nước lặng lờ, là ghe xuồng lách qua rặng dừa nước, là tiếng gà gáy giữa buổi chiều nghiêng nắng. Tôi không sinh ra ở đó, nhưng mỗi lần tới miền Tây, tôi có cảm giác như mình vừa về nhà…', họa sĩ Hồng Quân.

Họa sĩ Hồng Quân, con trai nhạc sĩ Phan Nhân và nghệ sĩ Phi Điểu: Vẽ một miền Tây không ồn ào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar