15/02/2012 01:48 GMT+7

Lội bùn lầy đến trường

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TT - Ngược TP Đông Hà (Quảng Trị) về phía tây hơn 120km, thôn Trầm (xã Pa Nang, huyện ĐaKrông, Quảng Trị) ở độ cao 1.500m giữa trùng điệp Trường Sơn vào những ngày đầu năm. Ở đây, cô và trò phải dắt tay nhau lội bùn gần một giờ trong mưa và sương mù dày đặc mỗi ngày mới đến được lớp học.

Phóng to
Em Hồ Thị Nghì, học sinh lớp 3, lấm lem bùn đất trên đường đến trường - Ảnh: Ngọc Hiển

Men theo sườn núi cheo leo trong sương mù dày đặc, con đường đến lớp chừng 3km nhầy nhụa bùn đất bên vực thẳm. Đất ở đây chủ yếu là đất sét nên khi mưa xuống nhão ra rất trơn, nhiều đoạn lún cả gang tay khiến việc đến trường của học sinh và giáo viên càng trở nên nguy hiểm.

Cô giáo Nguyễn Thị Ánh Tuyết cho biết muốn đi lại được trên đường bùn lầy, cách duy nhất là phải mang giày bốt, năm ngoái trên đoạn đường này đã có năm thầy cô của trường trượt ngã cả người và xe máy xuống vực. Còn cách đây ít ngày, trên đường từ quốc lộ 9 vào trường, cũng do đường trơn và gồ ghề nên bốn cô giáo bị ngã xe máy, rất may chỉ bị trầy xước chân tay.

Hồ Văn Mỳ năm nay mới học lớp 4 nhưng ngày nào cũng phải mang giày bốt lội bùn, lưng cõng em gái Hồ Thị Y Ly đang học mẫu giáo nhỡ và dắt theo hai em nữa đi bộ gần một giờ để đến lớp. “Ngày mô em lên rẫy sớm cùng ba mẹ thì em gái Hồ Thị Nghì sẽ thay em cõng Y Ly đến trường, Nghì năm nay học lớp 3” - Mỳ kể.

Dưới trời mưa rét, những “đội quân mang bốt” vẫn miệt mài lội bùn đến trường mỗi ngày, nhiều em trượt ngã, đến được lớp học thì áo quần, cặp sách lấm lem bùn đất. “Những tấm phên tre đơn sơ bao quanh lớp học không đủ kín để che gió, che mưa cho các em. Chỉ thương học trò ngồi học mà mưa tạt vào bàn, gió rét luồn vào lạnh như cắt da cắt thịt” - cô giáo Lê Thị Ý Nhi cho biết.

Tất cả các em ở đây là người dân tộc Vân Kiều. Cha mẹ chỉ lo làm nương rẫy, quan tâm đến cái ăn cái mặc còn chưa đủ, huống gì đến chuyện học hành của con cái. Ấy vậy mà theo các cô giáo Trường tiểu học Pa Nang, các em đi học rất chuyên cần, từ đầu năm đến giờ không có trường hợp nào bỏ học.“Nhìn hình ảnh các em mẫu giáo, lớp 1, lớp 2 phải mang bốt tự đội mưa lội bùn đến trường mới thấy được sự học ở đây gian nan đến nhường nào” - cô giáo Hoàng Thị Xã tâm sự.

Ông Nguyễn Văn Cường, hiệu trưởng Trường tiểu học Pa Nang, nói các thầy cô giáo và học sinh ở đây đã quá quen với việc lội bùn đến trường vào mùa mưa bởi không riêng thôn Trầm, hầu hết đường đến trường các khu lẻ của xã Pa Nang tại các thôn khác như Cóc, Ngược, Tà Mên, Bù... cũng như vậy.

NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar