25/04/2025 12:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Loài cây sét đánh không chết còn sống tốt

Trong khi nhiều loài động thực vật cực kỳ sợ sét, cây đậu tonka lại xem sét là 'thức ăn' lẫn vũ khí để nó sinh tồn.

sét - Ảnh 1.

Những cây Dipteryx oleifera không chỉ sống sót sau các cú đánh của sét, mà còn trở nên mạnh mẽ hơn - Ảnh: EARTH

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí New Phytologist, do nhà sinh thái học rừng Evan Gora thuộc Viện Nghiên cứu hệ sinh thái Cary dẫn đầu, cho thấy cây đậu tonka (Dipteryx oleifera) không chỉ sống sót sau các cú đánh của sét, mà còn trở nên mạnh mẽ hơn.

Loài cây sống tốt sau khi bị sét đánh

Theo trang Earth, phát hiện của nghiên cứu thay đổi cách chúng ta hiểu về sinh thái rừng. Thay vì là hiện tượng ngẫu nhiên, sét có thể đóng vai trò có chủ đích trong việc giúp một số loài cây chiếm ưu thế, sống sót và phát triển.

Năm 2015, khi đang khảo sát sâu trong rừng Panama, Gora đã chứng kiến điều kỳ lạ.

Một cây Dipteryx oleifera bị sét đánh nhưng vẫn đứng vững và gần như không hề hấn gì. Tia sét mạnh đến mức phá hủy một dây leo ký sinh đang bám trên ngọn cây và giết chết hơn chục cây lân cận. "Thật choáng váng khi thấy có những cái cây bị sét đánh mà vẫn ổn", Gora nói.

Bị cuốn hút, Gora và nhóm bắt đầu chú ý kỹ hơn đến các cây Dipteryx bị sét đánh. Họ liên tục quan sát thấy cùng một hiện tượng. Những cây này không chỉ sống, mà còn phát triển mạnh.

Đến năm 2022, nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng khả năng sống sót sau sét đánh khác nhau ở mỗi loài cây. Sử dụng công nghệ phát hiện sét hiện đại, các nhà khoa học theo dõi số phận của 93 cây từng bị sét đánh trong Khu bảo tồn thiên nhiên Barro Colorado của Panama.

Trong số đó có chín cây Dipteryx oleifera, tất cả đều sống sót. Thiệt hại rất nhỏ - chỉ tróc vỏ ở vài chỗ, rụng ít lá. Ngược lại, các loài cây khác mất lượng lá gấp 5,7 lần và có tỉ lệ chết cao. Trong vòng hai năm, 64% trong số đó đã chết.

Trong khi đó, cây Dipteryx lại giành được không gian và ánh sáng. Sét thường giết chết cây xung quanh do điện truyền qua dây leo, cành cây hoặc các khoảng trống nhỏ trong không khí. Trung bình mỗi tia sét tiêu diệt 9,2 cây gần đó.

Sét loại bỏ dây leo ký sinh

Dây leo ký sinh là mối đe dọa ở rừng nhiệt đới. Chúng hút ánh sáng và dinh dưỡng từ cây chủ, khiến việc phát triển trở nên khó khăn. Nhưng với Dipteryx, sét như "lưỡi hái" thần kỳ. Sau khi bị đánh, mức độ nhiễm dây leo giảm tới 78%, giải phóng cây khỏi gánh nặng chằng chịt.

Trên toàn khu rừng, cây Dipteryx có ít dây leo hơn các loài khác. Ngay cả những cây chưa từng bị sét đánh dường như cũng hưởng lợi từ xu hướng này. Sét không chỉ tác động đến cá thể, mà còn định hình cấu trúc toàn bộ khu rừng xung quanh.

Theo thời gian, những cây sống sót vươn cao hơn. Mô hình 3D từ thiết bị bay không người lái cho thấy cây Dipteryx cao hơn các cây mọc gần nhất khoảng 4 mét.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng dữ liệu của họ cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy một số cây được lợi khi bị sét đánh. "Bị sét đánh còn tốt hơn là không bị đối với cây Dipteryx oleifera", Gora nói.

Vì sao sét lại thường xuyên đánh trúng cùng một loài cây? Câu trả lời có thể nằm ở hình dạng của chúng. Cây Dipteryx thường cao hơn và tán rộng hơn cây xung quanh, khiến chúng có khả năng bị sét đánh cao hơn đến 68%. Tán cây của chúng giống như cột thu lôi tự nhiên.

Với Dipteryx oleifera, mỗi cây trung bình bị sét đánh một lần trong vòng 56 năm. Những cây này sống hàng thế kỷ, thậm chí hơn cả ngàn năm. Điều đó có nghĩa là một cây có thể bị đánh hơn mười lần trong đời.

Một cá thể trong nghiên cứu bị sét đánh hai lần chỉ trong năm năm nhưng không yếu đi. Mỗi lần bị đánh, cây lại có thêm không gian, ánh sáng và sức mạnh. Nhóm của Gora cũng phát hiện khả năng chịu sét giúp cây sản sinh cao gấp 14 lần so với những cây khác.

TP.HCM mưa dông tối trời, sấm sét rền vang

Chiều tối 27-12, cả TP.HCM xảy ra mưa dông, nhiều nơi mưa lớn và sét đánh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Một bước đột phá trong bảo tồn đã được ghi nhận khi các nhà khoa học lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene của loài sao la. Đây là một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, sống tại rừng núi Việt Nam và Lào.

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Nhiệt độ đang trở nên nóng hơn ở ngoài khơi bang Oregon, Mỹ khi núi lửa dưới biển Axial Seamount đang có dấu hiệu sắp phun trào.

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar