10/06/2023 18:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lo thiếu cát đắp nền, chuyên gia đề xuất xây cao tốc trên cao tại Đồng bằng sông Cửu Long

Giải pháp táo bạo này được các chuyên gia xây dựng, vật liệu xây dựng đưa ra tại tọa đàm Thị trường vật liệu xây dựng - những điểm nghẽn và giải pháp, tổ chức ngày 10-6 tại Hà Nội.

Lo thiếu cát đắp nền, chuyên gia đề xuất xây cao tốc trên cao tại Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Ông Phạm Văn Bắc (thứ 2 từ phải sang), vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, trao đổi tại tọa đàm - Ảnh: B.NGỌC

Tọa đàm do Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, Viện Vật liệu xây dựng tổ chức ngày 10-6, tại Hà Nội.

Miền Tây thiếu khoảng 30 triệu m3 cát đắp nền cao tốc

Trong bối cảnh khan hiếm vật liệu cát, đất đắp nền cao tốc kéo dài tại Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua, các chuyên gia đề xuất giải pháp đầu tư cầu cạn cao tốc (cao tốc trên cao), kết hợp với đường cao tốc chạy trên mặt đất, để giảm chi phí đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Hoàng Hà, phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, cho biết trong giai đoạn 2022 - 2025 vùng Đồng bằng sông Cửu Long triển khai xây mới 4 dự án đường cao tốc, với nhu cầu cát đắp nền đường khoảng 36 triệu m3

Trữ lượng mỏ cát đã được cấp phép tại An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… thời kỳ này chỉ khoảng 5,6 triệu m3, trung bình khai thác khoảng 1,9 triệu m3/năm.

"Cung không đủ cầu, dẫn tới tình trạng khan hiếm cát đắp nền đường tại Đồng bằng sông Cửu Long. Có thời kỳ giá cát đắp nền công bố 80.000 đồng/m3, nhưng trên thị trường giá lên tới 240.000 đồng/m3, gấp 3 lần, không nhà thầu nào dám làm", ông Hà nhấn mạnh.

Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam đang nghiên cứu việc sử dụng cát biển đắp nền cao tốc thay thế cát sông theo kinh nghiệm Nhật Bản, Hong Kong. 

Bộ Giao thông vận tải cũng giao Viện Khoa học công nghệ nghiên cứu sử dụng cát biển để đắp nền cao tốc. Nhưng theo ông Hà, các giải pháp này chưa thực sự khả thi.

Về vấn đề nghiên cứu xây dựng cầu cạn cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long, ông Phạm Văn Bắc, vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), cho hay vụ đang tham mưu bộ trưởng Bộ Xây dựng có văn bản báo cáo Thủ tướng về vấn đề làm cầu cạn cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Đề xuất này, theo ông Bắc, xuất phát từ ba lý do. Thứ nhất vì Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu đất, cát đắp nền cao tốc. Nếu xác định lấy đất ở Long An để đắp nền cao tốc thì quá xa. Cát sông hiện không còn hoặc còn rất ít.

Thứ hai, khoảng 10 năm nay, cát từ thượng nguồn sông Mekong chảy về Đồng bằng sông Cửu Long hằng năm chỉ bằng khoảng 20% trước đây. Không còn cát như trước, nếu tăng khai thác thì vài năm sau sẽ tăng sạt lở nghiêm trọng.

Thứ ba, sử dụng cát biển là đất đắp nền đường. Về mặt kỹ thuật, cát biển hoàn toàn có thể thay thế cát sông, đất đắp nền cao tốc. Nhưng vấn đề tác động môi trường, sạt lở ven biển chưa được nghiên cứu kỹ.

Để đẩy nhanh tiến độ các dự án cao tốc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Bắc đề nghị Hội Vật liệu xây dựng sớm có văn bản báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Lo thiếu cát đắp nền, chuyên gia đề xuất xây cao tốc trên cao tại Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Nhiều mỏ cát trên sông Tiền đang được khai thác tối đa trữ lượng cấp phép để phục vụ làm đường cao tốc - Ảnh: BỬU ĐẤU

Xây dựng cầu cạn cao tốc tại những vùng đất yếu, sình lầy

Còn theo ông Nguyễn Quang Cung, chủ tịch Hội Xi măng Việt Nam, với những địa hình đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình chia cắt như Tây Bắc, Đông Bắc, hoặc khu vực nhiều mưa lũ như miền Trung cần tính toán tới giải pháp kết hợp xây dựng cầu cạn cao tốc với các đoạn cao tốc chạy trên mặt đất. 

Nhiều nước gọi việc phát triển cao tốc tại những vùng này là xây dựng đường địa hình. Gặp núi khoét núi, gặp thung lũng, nền đất yếu thì xây cầu cạn.

Ông Cung cũng cho rằng nếu chọn làm cầu cạn cao tốc sẽ tạo đầu ra cho ba loại vật liệu đang thừa trong nước là xi măng, thép, bê tông. Điều này cũng góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành vật liệu trong nước.

Tuy nhiên, ông Cung khẳng định đây không phải "cú lừa" của các nhà sản xuất xi măng, bê tông, thép trong nước. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc cũng xây dựng cầu cạn tại các địa hình đất yếu, địa hình chia cắt để bảo đảm xây dựng đường cao tốc đáp ứng bốn tiêu chí nhanh nhất, ngắn nhất, an toàn nhất, tuổi thọ công trình dài nhất, ít phải bảo dưỡng nhất có thể.

"Với bốn tiêu chí này, làm đường cao tốc địa hình ở Đồng bằng sông Cửu Long là hợp lý", ông Cung nhấn mạnh.

Cũng theo vị chuyên gia này, cần so sánh cụ thể chi phí giữa hai phương án xây cầu cạn và phương án đắp nền cao tốc trên khu vực đất yếu, sình lầy xem phương án nào rẻ hơn.

Theo tính toán của giới chuyên môn, việc đắp nền đường cao tốc qua vùng đất yếu, sình lầy đáp ứng điều kiện sau thi công không phải chờ lún sẽ đắt gấp 3 lần chi phí xây cầu cạn cao tốc.

Bên cạnh đó, ông Cung cũng đề xuất cần đẩy mạnh huy động vốn tư nhân tham gia vào các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phần ngân sách bố trí chỉ đáp ứng 60% tổng vốn đầu tư các tuyến, nếu không huy động vốn tư nhân thì tiền ngân sách bố trí chỉ đủ để đắp nền đường.

Ở bên mỏ cát vẫn thiếu cát trầm trọng

Quảng Ngãi thiếu cát trầm trọng, giá tăng đột biến, điều vô lý khi trữ lượng cát tại Quảng Ngãi rất lớn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM cho công bố 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, 15-7 công bố tiếp đợt 2

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đồng ý cho Sở Xây dựng công bố đợt 1 với 112 dự án đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng và sẽ công bố đợt 2 vào ngày 15-7.

TP.HCM cho công bố 112 dự án được miễn giấy phép xây dựng, 15-7 công bố tiếp đợt 2

Kiến nghị vẫn áp dụng 3 bảng giá đất hiện hữu tại TP.HCM đến cuối năm 2025

Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị UBND TP.HCM duy trì áp dụng 3 bảng giá đất hiện hữu tại TP.HCM từ ngày 1-7 đến cuối năm 2025.

Kiến nghị vẫn áp dụng 3 bảng giá đất hiện hữu tại TP.HCM đến cuối năm 2025

Chỉ từ gần 1 tỉ đồng sở hữu nhà phố giãn xây Vinhomes Green City

Chính sách giãn xây lần đầu tiên được áp dụng tại miền Nam đang mở ra cơ hội hiếm có để nhà đầu tư sở hữu dòng sản phẩm thấp tầng Vinhomes với chi phí ban đầu thấp hơn cả một căn hộ nội đô.

Chỉ từ gần 1 tỉ đồng sở hữu nhà phố giãn xây Vinhomes Green City

Đô thị sườn đồi ở Đà Nẵng sẽ có khu phi thuế quan quy mô gần 160ha

Quy hoạch phân khu sườn đồi ở Đà Nẵng có các khu chức năng như khu phi thuế quan, logistics và sân golf quy mô lớn.

Đô thị sườn đồi ở Đà Nẵng sẽ có khu phi thuế quan quy mô gần 160ha

Nút giao An Phú: Đôn đốc nhiều nhưng vẫn chậm, nguy cơ không kịp về đích vào 31-12

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông về tình hình triển khai dự án nút giao An Phú.

Nút giao An Phú: Đôn đốc nhiều nhưng vẫn chậm, nguy cơ không kịp về đích vào 31-12

Đà Nẵng: Hàng trăm hộ dân chờ ngày rời khu chung cư xuống cấp

Sau nhiều năm sống trong cảnh ô nhiễm, xuống cấp, hàng trăm hộ dân sống tại chung cư Hòa Minh (phường Thanh Khê, TP Đà Nẵng) phấn khởi chờ ngày được di dời đến nơi ở mới theo phương án tái định cư.

Đà Nẵng: Hàng trăm hộ dân chờ ngày rời khu chung cư xuống cấp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar