22/02/2023 19:08 GMT+7

Lo ngại Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh đang hợp tác ra sao?

Mỹ và các nước đồng minh có nhiều động thái tăng cường sức mạnh và hợp tác quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để đối phó các hoạt động của Trung Quốc.

Lo ngại Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh đang hợp tác ra sao? - Ảnh 1.

Đô đốc John Aquilino (bìa trái) nghiên cứu các công trình Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hồi tháng 3-2022 - Ảnh: AP

Theo báo Washington Post, những hoạt động trên của Bắc Kinh bao gồm vụ khinh khí cầu Trung Quốc bị phát hiện ở Mỹ, Bắc Kinh phóng tên lửa khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm đảo Đài Loan, các hoạt động quân sự ở Biển Đông, kho vũ khí hạt nhân đang được mở rộng của nước này...

Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, nhận định: "Hiện tại tình hình khu vực đang nguy hiểm nhất trong 30 năm qua".

Nhiều thỏa thuận quân sự mới được ký kết

Tháng 12-2022, lần đầu tiên trong hơn 50 năm, Nhật Bản tuyên bố gấp đôi ngân sách quốc phòng trong vòng 5 năm, đồng thời đặt mua một loạt tên lửa Tomahawk nổi tiếng của Mỹ. Với quyết định này, Nhật Bản trở thành quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn thứ 3 thế giới.

Nước này cũng tán thành kế hoạch của Washington về việc triển khai trung đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ tại Okinawa, địa điểm thuận lợi cho việc điều quân đến các đảo gần Đài Loan. Đơn vị này sẽ được trang bị tên lửa chống hạm có khả năng đối phó các tàu của Trung Quốc.

Lo ngại Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh đang hợp tác ra sao? - Ảnh 2.

Thành viên Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản tại cuộc tập trận vành đai Thái Bình Dương tháng 7-2022 ở Hawaii - Ảnh: WASHINGTON POST

"Triều Tiên, Trung Quốc và Nga đặt ra những thách thức an ninh ngày càng nghiêm trọng và phức tạp trong khu vực. Chúng tôi buộc phải tăng cường năng lực quân sự" - ông Noriyuki Shikata, thư ký báo chí của Văn phòng Nội các Nhật Bản, phát biểu trước báo giới.

Úc, đồng minh lớn khác của Mỹ ở Thái Bình Dương, được dự đoán sẽ công bố kế hoạch sở hữu tàu ngầm hạt nhân với sự giúp đỡ của Mỹ và Anh trong những tuần tới. Kế hoạch này nằm trong khuôn khổ thỏa thuận AUKUS được 3 nước ký kết hồi tháng 9-2021.

Qua thỏa thuận này, phía Mỹ và Anh sẽ không chỉ hỗ trợ Úc về thiết bị và tài chính, mà còn cử đội ngũ đến huấn luyện, thực hiện công tác bảo trì cơ sở vật chất và nhiều lĩnh vực khác.

Trong khi đó, phía Trung Quốc phản ứng gay gắt với AUKUS, cáo buộc thỏa thuận này là động thái để kiềm chế Trung Quốc.

Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực

Đầu tháng này, Philippines tuyên bố đã cho phép Mỹ sử dụng thêm 4 căn cứ quân sự của nước này, nâng tổng số căn cứ Mỹ tại nước này lên 9. Các nguồn tin cho biết ít nhất 2 trong số 4 căn cứ mới này nằm trên đảo Luzon, cách Đài Loan khoảng 320km.

Lo ngại Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh đang hợp tác ra sao? - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có mặt tại Philippines để hoàn tất thỏa thuận sử dụng 4 căn cứ quân sự của nước này - Ảnh: BBC/GETTY IMAGES

Ngoài tại Philippines, Mỹ cũng nỗ lực mở rộng mạng lưới sân bay quân sự ở Nhật Bản, Micronesia và nhiều địa điểm khác, chứ không chỉ tập trung vào một số sân bay lớn.

"Nếu bạn dồn tất cả máy bay vào một số ít căn cứ lớn và các căn cứ này bị khống chế, sẽ không có máy bay nào có thể cất cánh" - Đại tướng Kenneth Wilsbach, tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, giải thích.

Ngoài ra, Mỹ cũng đẩy mạnh hợp tác quốc phòng thông qua các cuộc tập trận. Mùa hè năm 2022, nước này tổ chức cuộc tập trận trên biển lớn nhất lịch sử ngoài khơi quần đảo Hawaii và phía nam bang California. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 26 quốc gia (Chile, Indonesia, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản…), hàng chục tàu thuyền, 3 tàu ngầm, 170 máy bay và hơn 25.000 nhân lực.

Không phải nước nào cũng muốn đẩy mạnh hợp tác

Tuy nhiên, không phải nước nào cũng muốn làm mất lòng Trung Quốc. Thái Lan, Malaysia và Indonesia là các trường hợp điển hình cố gắng tránh bị cuốn vào cuộc chơi của các nước lớn, khẳng định không muốn phải chọn Trung Quốc hay Mỹ. 

Trung tướng Kongcheep Tantravanich, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Thái Lan, khẳng định: "Chúng tôi phải duy trì vị thế trung lập".

Lo ngại Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh đang hợp tác ra sao? - Ảnh 4.

Lục quân Mỹ và Ấn Độ tập trận chung tại bang Ranikhet, Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

Các xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều năm qua đã đẩy Ấn Độ ngày càng ngả về phía Mỹ, thể hiện qua số lượng đáng kể cuộc tập trận chung giữa hai nước.

Tuy vậy, Ấn Độ vẫn duy trì quan điểm độc lập về chiến lược, tránh các thỏa thuận an ninh đa phương hay tham gia bất kỳ liên minh nào để tạo sức ép lên Nga hay Trung Quốc.

"Họ không muốn ai nghĩ rằng đang có một liên minh chống Trung Quốc giữa Mỹ và Ấn Độ" - ông Ashley Tellis, chuyên gia về Ấn Độ tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, chia sẻ.

Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi ngừng so sánh Ukraine với Đài Loan

Ông Tần Cương, ngoại trưởng Trung Quốc, kêu gọi các nước liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine ngừng kích động với tuyên bố "Ukraine ngày nay là Đài Loan của ngày mai".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar