29/02/2024 14:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Liên Hiệp Quốc đưa ra cảnh báo sau một báo cáo về nguồn gốc COVID-19

Liên Hiệp Quốc vừa công bố một báo cáo kêu gọi quản lý tốt hơn các thí nghiệm khoa học có khả năng gây ra đại dịch, sau khi nhận được thông tin dịch COVID-19 có thể được tạo ra bởi một 'sự cố liên quan đến nghiên cứu'.

Liên Hiệp Quốc cho rằng đại dịch COVID-19 có thể bắt đầu từ một số sự cố liên quan đến nghiên cứu

Liên Hiệp Quốc cho rằng đại dịch COVID-19 có thể bắt đầu từ một số sự cố liên quan đến nghiên cứu

Tiến sĩ Filippa Lentzos, phó giáo sư khoa học và an ninh quốc tế tại King's College London, cho biết điều quan trọng là phải thừa nhận đại dịch có thể do các nhà khoa học gây ra.

Sự cố liên quan nghiên cứu khoa học

Nhận xét được đưa ra sau khi Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo từ Lực lượng Đặc nhiệm độc lập về các nghiên cứu có rủi ro đại dịch. Theo đó, lực lượng này kêu gọi các quy định tốt hơn đối với các nghiên cứu khoa học có thể khiến nhiều người gặp nguy hiểm.

Phát biểu tại Liên Hiệp Quốc ở New York, tiến sĩ Lentzos, thành viên của lực lượng đặc nhiệm, cho biết: "Chúng tôi phải thừa nhận thực tế rằng đại dịch có thể bắt đầu từ một số sự cố liên quan đến nghiên cứu. Chúng ta có điều tra ra được không? Theo quan điểm của tôi, rất khó có khả năng tìm được", ông nói.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lentzos: "Với tư cách là một cộng đồng quốc tế, ta cần tìm cách để điều tra ra nguyên nhân. Một đại dịch mới có thể xảy ra và phản ứng của chúng ta khi ấy sẽ như thế nào?".

Lực lượng đặc nhiệm đã mất một năm để đưa ra các khuyến nghị. Nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ làm việc với Tổ chức Y tế thế giới để thực hiện những thay đổi.

Cần siết chặt an toàn trong nghiên cứu vi rút

Trong báo cáo, các tác giả lập luận nghiên cứu vi rút học hiện đại đã "nâng cao khả năng của các nhà khoa học trong việc tạo ra và làm việc với những loại vi rút  có thể vô tình, hoặc cố ý gây hại trong một số trường hợp, với những hậu quả tàn khốc toàn cầu".

Tác giả David Relman, giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại Đại học Stanford, cho biết dù lực lượng đặc nhiệm không "giải quyết rõ ràng" nguồn gốc của COVID-19, nhưng câu hỏi mà họ đặt ra sẽ "làm nền tảng cho các tiền đề, giả định và mục đích của việc giải quyết".

Báo cáo nhấn mạnh các nghiên cứu có khả năng gây ra đại dịch có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cao cho công chúng trên toàn cầu, cần có sự giám sát quốc tế, vượt xa các quy định về sức khỏe và sự an toàn thông thường. Và các nghiên cứu này chỉ nên được thực hiện khi không còn lựa chọn thay thế nào khác.

Nhóm nghiên cứu cũng kêu gọi các quy trình mới cho việc thu thập mẫu và làm việc trong phòng thí nghiệm. Người ta lo ngại rằng vi rút có thể lây lan sau khi các nhà khoa học thu thập những con dơi bị nhiễm bệnh từ các hang động hẻo lánh, mà thông thường không mặc đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân.

COVID-19 làm tăng nguy cơ mệt mỏi mãn tính gấp 4 lần

Một nghiên cứu mới do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) công bố, cho thấy những người từng mắc COVID-19 có nguy cơ bị mệt mỏi mãn tính cao gấp 4 lần so với người không nhiễm bệnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar