01/08/2024 16:48 GMT+7

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam khánh thành trụ sở mới

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam vừa khánh thành trụ sở mới hơn 100 tỉ đồng, đồng thời căn biệt thự Pháp cổ phía trước trụ sở mới cũng được trùng tu, bảo tồn.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa (bên trái) và lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (bên phải) thực hiện nghi lễ khánh thành trụ sở của liên hiệp hội - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa (bên trái) và lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (bên phải) thực hiện nghi lễ khánh thành trụ sở của liên hiệp hội - Ảnh: T.ĐIỂU

Ngày 1-8, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam khánh thành trụ sở mới tại địa chỉ cũ, số 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Đây được coi là một món quà của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho các văn nghệ sĩ.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến chung vui với các văn nghệ sĩ.

Ngôi nhà kỷ niệm của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ

Công trình xây mới và trùng tu, cải tạo nhà biệt thự tại địa chỉ số 51 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được khởi công từ ngày 26-3-2022.

Sau hơn hai năm xây dựng, công trình đã hoàn thành với tổng mức đầu tư của dự án là hơn 115 tỉ đồng.

Dự án gồm tòa nhà xây mới 6 tầng nổi và 2 tầng hầm theo kiến trúc đương đại, tòa nhà giả cổ xây áp sau lưng biệt thự cổ, và biệt thự cổ được trùng tu.

Trong đó ngôi biệt thự có tuổi đời gần 100 năm, trong đó gần 70 năm là ngôi nhà thân quen của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ tại thủ đô.

Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước từng đến thăm và làm việc với văn nghệ sĩ.

Nhiều đám tang các văn nghệ sĩ lớn của đất nước từng được tổ chức ở đây, như đám tang vợ chồng Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và con trai.

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đời sống văn nghệ sĩ cùng nhân dân cả nước gặp muôn vàn khó khăn, vất vả.

Trong khuôn viên của nhà 51, ngoài văn phòng làm việc của các Hội, còn là nơi ở, sinh hoạt của nhiều gia đình văn nghệ sĩ: nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Bảo Định Giang, nhà thơ Xuân Tửu, nhà văn Trần Vân…

Các căn nhà cấp 4 đơn sơ, chật hẹp cùng một hầm trú ẩn máy bay ở giữa sân.

Trước đó, năm 1946, ngôi biệt thự là nơi cựu hoàng Bảo Đại ở khi ông làm cố vấn tối cao Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo thời gian, trụ sở 51 Trần Hưng Đạo đã ghi dấu ấn của các thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam.

Món quà của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho văn nghệ sĩ

Gần đây ngôi biệt thự Pháp cổ lẫn công trình tòa nhà văn phòng phía sau là trụ sở của liên hiệp hội và năm hội chuyên ngành không còn đáp ứng được yêu cầu sử dụng, đặc biệt ngôi biệt thự xuống cấp nghiêm trọng.

Năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các văn nghệ sĩ và đã chỉ đạo "sớm đầu tư tôn tạo, nâng cấp trụ sở Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam".

Ông Đỗ Hồng Quân nói đây là "món quà vô cùng quý giá mà Đảng, Nhà nước và chính quyền, nhân dân thủ đô đã trao tặng cho giới văn nghệ sĩ".

Tòa nhà giả cổ được xây áp vào phía sau biệt thự cổ - Ảnh: T.ĐIỂU

Tòa nhà giả cổ được xây áp vào phía sau biệt thự cổ - Ảnh: T.ĐIỂU

Công trình mới không chỉ là nơi làm việc cho liên hiệp và 5 hội chuyên ngành, mà còn là ngôi nhà chung ấm áp tình người luôn mở rộng cánh cửa để chào đón các thành viên của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam mỗi khi về thủ đô.

Công trình khang trang và biệt thự cổ được trùng tu không chỉ là niềm vui cho các văn nghệ sĩ của liên hiệp hội mà còn thu hút sự quan tâm của những người yêu di sản và cảnh quan của thành phố.

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam khánh thành trụ sở mới- Ảnh 3.

Biệt thự 51 Trần Hưng Đạo sau khi trùng tu - Ảnh: T.ĐIỂU

Không gian cổ kính, xanh mát của biệt thự 51 Trần Hưng Đạo trước khi trùng tu - Ảnh: VŨ ĐỨC ANH

Không gian cổ kính, xanh mát của biệt thự 51 Trần Hưng Đạo trước khi trùng tu - Ảnh: VŨ ĐỨC ANH

Đây thật sự là một cây di sản, phải bảo tồn

TTO - Vài câu chuyện gần đây quanh số phận các cây cổ thụ cho thấy một tình yêu đặc biệt với cây xanh đang dần được nhen lên, nảy nở mạnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar