24/07/2020 11:24 GMT+7

Đây thật sự là một cây di sản, phải bảo tồn

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Vài câu chuyện gần đây quanh số phận các cây cổ thụ cho thấy một tình yêu đặc biệt với cây xanh đang dần được nhen lên, nảy nở mạnh.

Đây thật sự là một cây di sản, phải bảo tồn - Ảnh 1.

Cây si ở sân biệt thự số 54 Trần Hưng Đạo, Hà Nội vừa được cứu - Ảnh: TIẾN VŨ

1. Mới đây, công trình trụ sở mới của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam đã phải chậm tiến độ khởi công tại khu đất biệt thự số 54 Trần Hưng Đạo, Hà Nội chỉ vì để cứu một cây si cổ ở đó. 

Ông Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam - cho biết vào phút cuối chuẩn bị khởi công xây dựng trụ sở mới vào cuối năm ngoái, ông bất ngờ nhận ra công trình mới này khiến cây si cổ trước sân phải bị chặt bỏ.

Đó là gốc si già mà thời điểm cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn tối cao Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam những năm 1945-1946, mỗi lần tới Hà Nội và sống ở căn biệt thự số 54 Trần Hưng Đạo, thường hay trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 "Đây thật sự là một cây di sản, là chứng nhân của lịch sử, phải bảo tồn". Nghĩ vậy và ông Hữu Thỉnh quyết định điều chỉnh bản thiết kế của tòa nhà, bất chấp việc xây dựng bị chậm tiến độ.

2. Mấy hôm nay, thông tin về cây xà cừ cổ thụ trước sân Cung Thiếu nhi Hà Nội từng gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Hà Nội bỗng nhiên bị chặt bỏ được lan truyền trong giới kiến trúc sư và những người làm việc với không gian công cộng ở Hà Nội.

Nhiều câu hỏi được đặt ra về "cái chết" của cây. Sau khi Cung Thiếu nhi Hà Nội cho biết lý do họ phải chặt cây là vì cây bị chết, các kiến trúc sư và những người yêu Hà Nội vẫn tiếp tục bàn luận về những giải pháp đẹp hơn cho cái cây và cộng đồng, so với việc chỉ đơn giản là chặt bỏ hoàn toàn.

Họ cùng bàn luận về một giải pháp vừa chặt cây giữ an toàn, vừa tận dụng cơ hội để tiếp tục duy trì ký ức về cái cây và mảnh hồn của nơi chốn mà cái cây từng tồn tại, hi vọng có thể áp dụng được cho những trường hợp phải chặt cây sau này.

PGS.TS Phạm Thúy Loan - viện phó Viện Kiến trúc quốc gia thuộc Bộ Xây dựng, người đầu tiên lên tiếng về việc chặt cây cổ thụ này - cho biết ở Nhật Bản họ có cách xử lý những câu chuyện tương tự rất hay. Đó là với những cây phải chặt bỏ, họ giữ lại khoảng 3m gốc cây, biến nó thành một tác phẩm điêu khắc, một biểu tượng, gắn thêm biển giới thiệu về cây.

3. Gần như đồng thời với câu chuyện ồn ào chặt cây cổ thụ ở Cung Thiếu nhi Hà Nội, chủ tịch xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An - ông Phạm Xuân Bang - vừa có thư ngỏ gửi đến những người con của xã Diễn Kim ở khắp mọi miền đất nước kêu gọi đóng góp tiền của để cứu cây gạo cổ thụ của xã đang bị bệnh.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Bang cho biết cây gạo có tuổi đời hàng trăm năm, từ lâu đã trở thành biểu tượng của làng bởi cây rất cao lớn, như ngọn hải đăng trăm năm bền bỉ dẫn đường cho những người con quê hương biết tìm về làng. 

Hai năm nay cây bắt đầu đổ bệnh, dần héo úa, dân làng đã tìm nhiều "bác sĩ" để cứu chữa cho cây. Mới đây, một "bác sĩ" giỏi hứa có thể chữa được bệnh cho cây, dân làng rất mừng rỡ. 

Vậy là không ai bảo ai, trong làng xã, người 30.000 đồng, người 50.000 đồng mang đi góp quỹ cứu cây. Cùng với sự hỗ trợ từ những người con thành đạt xa quê, chỉ sau ít ngày gửi thư ngỏ, quỹ cứu cây gạo đã nhận được hơn 100 triệu đồng.

Chẳng riêng cây gạo ở Diễn Kim nhận được yêu thương nồng hậu của người dân địa phương như vậy, vài năm trước, một cây gạo cổ thụ ở xã Diễn Trường cùng huyện cũng được cứu sống bằng tiền quyên góp của một dòng họ trong xã.

Những câu chuyện cứu cây rất "dễ thương" và cảm động này không được mấy người biết tới, nhưng chúng vẫn từng ngày được nhân lên trong cộng đồng như một tín hiệu đẹp đẽ cho một cuộc sống giàu văn hóa và nhân văn hơn trong xã hội.

Tiếc nuối nhìn cây cổ thụ ở Cung Thiếu nhi Hà Nội bị chặt bỏ

TTO - Cây xà cừ cổ thụ trước sân Cung Thiếu nhi Hà Nội gắn bó kỷ niệm với bao thế hệ người Hà Nội vừa bị chặt bỏ, chỉ còn đống gỗ ngổn ngang và vết gốc cây trên mặt đất như vết thương hở miệng khiến nhiều người không khỏi xót xa.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar