20/01/2012 11:03 GMT+7

Lên cao nâng chén ban sơ

NGUYỄN DUYT.N.T. ghi
NGUYỄN DUYT.N.T. ghi

TT - Chúng tôi đã có những chuyến đi xuyên Việt chỉ để nếm rượu Việt, từ rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh), rượu Phú Lễ (Bến Tre), rượu Gò Đen (Long An), rượu Bàu Đá (Bình Định), rượu Kim Long (Quảng Trị), rượu làng Chuồn (Huế), đến rượu nếp cái hoa vàng làng Vân (Bắc Giang)…

Những tên rượu mà tôi vừa kể đích thị danh tửu của làng quê Việt, đáng gọi là “nước mắt quê hương” theo ngôn ngữ của bợm rượu. Nếu bày ra một cuộc tuyển chọn quốc tửu thì tôi xin đề cử thêm một ứng viên là rượu Shan Lùng (còn được gọi trật đi là Sắn Lùng hay Sán Lùng) của Lào Cai.

Phóng to
Chén rượu Shan Lùng cháy lửa xanh - Ảnh: NGUYỄN DUY

Shan Lùng (xã Bản Xẻo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) là bản của người Dao Đỏ, nghĩa của chữ Shan Lùng là Tam Long (ba con rồng), là tên dãy núi ở đây. Đi đủ các loại xe, từ ôtô đến xe thồ, rồi chúng tôi phải lội bộ suốt bốn giờ đồng hồ mới đến bản Shan Lùng trên lưng chừng núi cao gần hai ngàn mét, tìm vào một nhà dân, nhờ nấu cho một nồi rượu mẫu.

Rượu Shan Lùng được nấu từ thóc nếp nương pha cao lương đỏ (tỉ lệ 90% thóc nếp nương/10% cao lương). Đó là thóc nếp của nương rẫy tại chỗ, không xay xát thành gạo mà để nguyên vỏ trấu, ngâm nước qua đêm rồi đổ vào chõ lớn đồ (hấp) cho đến khi những hạt thóc chín nứt trắng như nhú mầm thì dỡ ra, để nguội, rắc men. Men rượu được làm từ bột gạo trộn với lá rừng, gọi là men lá. Đấy là những loại lá gì, không ai biết rõ, trừ những người làm rượu, họ giữ bí mật của những loại lá ấy. Men được tán nhuyễn rắc lên thóc nếp nương vừa đồ, để cho men “ăn” thóc, đổ vào thùng ủ cho ngấu khoảng 4-5 ngày tùy theo thời tiết rồi mang ra nấu.

Phóng to
Cao lương chiếm 10% trong thành phần nấu rượu Shan Lùng - Ảnh: NGUYỄN DUY

Nồi nấu rượu của người Dao Đỏ được thiết kế kiểu cách thủy cả trên và dưới: nồi rượu đặt lọt vào một cái chảo lớn, đáy chảo dùng chứa nước (cách thủy phía dưới); trên nồi rượu là một cái nắp úp ngửa ra để đổ nước vào (cách thủy phía trên). Bếp rượu đun lửa củi, canh cho cháy đều, ngọn lửa không cháy ào ạt cũng không leo lét mà lúc nào cũng đượm. Cứ như thế, người nấu rượu cứ quẩn quanh bếp lửa, chờ đợi. Hơi rượu ngưng đọng từ cái nắp đậy chứa nước lạnh phía trên, tạo thành những hạt mưa rượu rơi xuống máng hứng và chảy ra ống dẫn. Rượu tăm, trên dưới 50 độ, quẹt que diêm ly rượu bắt lửa xanh, nhưng nhấm nháp thì thơm lừng và ngọt hậu. Uống say mềm mà không mệt.

Thế đấy, với thóc nếp nương, men lá rừng bí truyền, nước suối lưng chừng núi, rượu Shan Lùng mang một hương vị riêng, không lẫn vào đâu được. Trước khi đến bản Shan Lùng, với tôi rượu nếp cái hoa vàng của làng Vân là tuyệt nhất, nhưng bây giờ thì lòng tôi phân vân lắm, mà khinh khoái. Nếu như rượu nếp cái hoa vàng của làng Vân dịu dàng hương đồng ruộng, thì rượu thóc nếp Shan Lùng có mùi ngai ngái hoang dại của vỏ trấu, của nương rẫy, của suối rừng - tất cả như quyện vào nhau tạo nên sự quyến rũ đặc biệt. Tôi muốn gọi mùi của rượu Shan Lùng là mùi của xa xưa, của ban sơ trời đất. Uống một chén Shan Lùng là hưởng một chén ban sơ đầy dư vị.

Phóng to
Người phụ nữ Dao Đỏ đang canh nồi rượu Shan Lùng - Ảnh: NGUYỄN DUY

Bản Shan Lùng có khoảng 15 lò rượu thôi, tính trung bình cả bản chỉ làm được khoảng 100 lít rượu mỗi ngày. Thế nhưng trên đường từ Lào Cai về Yên Bái có cả một thị trấn chuyên pha chế rượu Shan Lùng từ cồn công nghiệp với số lượng… bao nhiêu cũng có, bán đi khắp nơi. Cũng như rượu Bàu Đá thứ thiệt chỉ có ở thôn Cù Lâm (Nhơn Lộc, An Nhơn, Bình Định) và được nấu từ khoảng 30 lò thủ công với mức 7 lít/lò mỗi ngày, nhưng dọc quốc lộ 1A từ thị trấn Bình Định ra tới Quảng Ngãi, đâu cũng thấy rượu Bàu Đá bày bán với số lượng khủng khiếp. Nói như thế để thấy rượu “dỏm” rất nhiều, và rượu ngon tuy có thật nhưng không phải ai cũng được uống. Chẳng lẽ muốn uống rượu thóc nếp Shan Lùng lại phải leo lên tận bản Shan Lùng?

Một lần đến Shan Lùng nếm rượu thì suốt đời không thể nào quên. Vị ngọt hậu đằm thắm và hương thơm ngai ngái hoang dại của núi rừng như lâng lâng theo mãi người về ồn ào phố xá.

NGUYỄN DUYT.N.T. ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar