18/04/2014 11:03 GMT+7

Lễ hội cúng dừa của người Khmer

HƯNG PHÚ
HƯNG PHÚ

TTO - Hằng năm, bà con ở xã An Hiệp (Châu Thành, Sóc Trăng) tổ chức lễ cúng dừa (hội Thác Côn) kéo dài ba ngày từ ngày 15 đến 17-3 âm lịch tại chùa Ma ha sal Phat Mon của người Khmer.

Phóng to
Cổng chùa Mahasal Thatmon - Ảnh: Hưng Phú

Ông Sơn Thanh (79 tuổi, ở An Trạch) cho biết: “Theo truyền thuyết, từ xa xưa nơi đây nổi lên một gò đất hình dạng như chiếc cồng. Chân người giẫm lên phát ra thứ tiếng âm vang như chiếc cồng, theo thời gian âm thanh nhỏ dần rồi mất hẳn. Bà con cho rằng đây là sự linh thiêng nên lập miếu thờ. Hằng năm cứ đến rằm tháng 3 âm lịch, dân làng tổ chức lễ hội cầu an gọi là Thác Côn, gợi lại tiếng còng chiêng âm vang từ đất, và những chiếc bình bông làm bằng trái dừa được dâng cúng”.

Cũng như các lễ hội cầu an, mong mùa màng bội thu, bà con được bình yên lao động sản xuất, những vật dâng lễ cúng là những thứ hoa trái mang đậm dấu ấn tín ngưỡng. Các thứ hoa như sen tượng trưng cho sự thanh khiết, bình bông làm bằng trái dừa được vạt miệng, loại quả có nước tinh khiết, ngọt lành. Những cây bông bằng tre kết lá trầu xanh sẽ được cắm lên trái dừa. Ngoài ra luôn có miếng trầu trong lễ cúng.

Phóng to
Dừa dâng cúng phật - Ảnh: Hưng Phú

Dừa đủ cở lớn nhỏ, mỗi gia đình tùy theo lời nguyện của mình mà đem theo dừa dâng cúng. Thường mỗi người đem đến một cặp dừa nhưng cũng có gia đình đem đến 7 - 8 cặp, có màu sắc khác nhau. Nhìn kỹ sẽ thấy đa số lễ vật cúng có năm thứ tượng trưng cho năm vị bồ tát, bao nhiêu lòng thành của khách hành hương như gởi gắm trong chiếc bình nhỏ bằng trái dừa.

Khách dự hội năm nay đông hơn các năm trước, những bãi giữ xe lộ thiên chật kín xe, hàng quán mọc lên kín hai bên lộ. Trước cổng chùa, lễ vật hoa trái được bày bán sầm uất, một cặp dừa cắm hoa sẵn bán giá chỉ 15.000 đồng.

Ông Danh Bung - thủ quỹ chùa - cho biết: “Năm nay bà con về dự hội đông hơn mọi năm, từ Campuchia và các tỉnh bạn như Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ… Ước tính một đêm không dưới 10.000 người”.

Phóng to
Bán dừa làm bình hoa - Ảnh: Hưng Phú
Phóng to
Dừa cho vào kho - Ảnh: Hưng Phú

Đêm hội Thác Côn là đêm thức trắng, nam thanh nữ tú ba dân tộc Việt, Khmer, Hoa có dịp kết bạn, trong không khí nô nức như hội trăng rằm. Phía sau chùa là bãi đất rộng gần 5 công đất tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí thật náo nhiệt. Gánh hát dù kê phục vụ xuyên suốt. Quán nước, quán ăn phục vụ đến sáng.

Sau ba ngày, khi những bình bông bằng dừa được chất cao như núi trong sân chùa Thác Côn, cũng là lúc bà con xã An Hiệp thực hiện nghi lễ cuối cùng, nghi lễ mang đậm phong tục tập quán nông nghiệp, gom những giống ngũ cốc đã đặt trên bệ thờ, lấy ít tro nhang từ các lư hương đặt vào chiếc mâm bạc thường chứa các vật cúng.

Chị em phụ nữ theo sau người mang chiếc mâm ra đồng, dâng cúng đất đai, ruộng vườn, cúng những vị thần bảo hộ, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, no ấm. Sau đó họ rải hạt giống, rắc tro, chân nhang lên cánh đồng, bờ ruộng. Riêng những bình bông bằng trái dừa, một số bà con xin về cho con cháu uống mong bình an mạnh khỏe, học hành thông minh.

HƯNG PHÚ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar