26/02/2025 22:50 GMT+7

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, Yên Bái chính thức nhận quyết định chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tối 26-2.

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 1.

Đại diện lãnh đạo địa phương và nghệ nhân nhận bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh: T.ĐIỂU

Sân vận động xã Nà Hẩu tối 26-2 thu hút rất đông người dân địa phương lẫn du khách về dự lễ công bố quyết định và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, do UBND huyện Văn Yên tổ chức.

Cam kết bảo vệ di sản Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu

Hàng ngàn người, đặc biệt đồng bào người Mông ở xã Nà Hẩu và các địa phương lân cận, tụ về sân vận động xã Nà Hẩu từ rất sớm bởi đây không chỉ là vinh dự lớn cho địa phương.

Lý do, buổi lễ còn có chương trình nghệ thuật hấp dẫn, với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng như Trọng Tấn, Ploong Thiết, Hà Myo, Ngọc Anh, Tô Minh Đức, Quách Mai Thi…, một sự kiện văn hóa hiếm hoi ở xã người Mông đặc biệt khó khăn nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.

Các nghệ sĩ biểu diễn các ca khúc về rừng, về miền núi, về địa phương và về quê hương đất nước.

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 2.

Đông đảo đại biểu khách mời cùng nhân dân Nà Hẩu và các vùng lân cận dự lễ công bố - Ảnh: T.ĐIỂU

Tại buổi lễ, ông Nông Quốc Thành - phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - đã trao quyết định và bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho đại diện lãnh đạo địa phương, các nghệ nhân.

Với quyết định này, Yên Bái có tổng số 11 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngay sau nghi lễ trao quyết định, ông Hoàng Việt Hóa - chủ tịch UBND huyện Văn Yên - đã đại diện cán bộ và nhân dân địa phương cam kết bảo vệ di sản Lễ cúng rừng người Mông xã Nà Hẩu.

Ông nói đây không chỉ là niềm vinh dự lớn lao đối với cộng đồng người Mông nơi đây, mà còn là trách nhiệm to lớn đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Văn Yên trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản quý báu này.

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Văn Yên cam kết bảo tồn nguyên vẹn giá trị truyền thống của Lễ cúng rừng; đưa Lễ cúng rừng vào đời sống cộng đồng và giáo dục thế hệ trẻ; lồng ghép bảo tồn di sản với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; bảo vệ và phát triển rừng gắn với truyền thống cúng rừng.

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 5.

Chương trình nghệ thuật được tổ chức hoành tráng, là sự kiện hiếm hoi với bà con người Mông nơi đây - Ảnh: BTC

Lời thề giữ rừng

Theo hồ sơ di sản, Lễ cúng rừng Nà Hẩu sẽ được tổ chức vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng giêng.

Tết rừng để cảm tạ trời đất, cảm ơn thần rừng thần núi, cầu mong các vị thần che chở, bảo vệ và giúp người Mông Nà Hẩu có cuộc sống mạnh khỏe, hạnh phúc và bình yên; cho cây cối, gia súc, gia cầm phát triển, cho sự trường tồn của các dòng họ cùng với màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng nguyên sinh.

Đây cũng là dịp để tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng nguyên sinh của người Mông xã Nà Hẩu nói riêng và nhân dân Văn Yên nói chung.

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 4.

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu - Ảnh: MỸ VÂN

Nà Hẩu là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu và là nơi định cư lâu đời của các dòng họ người Mông. Xã Nà Hẩu cách trung tâm huyện Văn Yên 30km.

Nơi đây, có 92% đồng bào dân tộc Mông sinh sống ở ba thôn gồm Ba Khuy, Trung Tâm và Bản Tát.

Những năm qua, rừng luôn là nguồn sống, che chở cho đồng bào dân tộc Mông trong xã. Để bảo vệ rừng cũng như phát huy phong tục, tập quán truyền thống lâu đời của người Mông Nà Hẩu, hằng năm nhân dân trong xã đều tổ chức Tết rừng.

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 5.

Chương trình nghệ thuật thu hút nhiều ca sĩ nổi tiếng và hàng trăm nghệ nhân, học sinh địa phương - Ảnh: T.ĐIỂU

Tết rừng đã có từ khi người Mông Nà Hẩu di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, tạo ra sắc thái văn hóa riêng của người Mông nơi đây.

Lễ cúng rừng được tổ chức đồng thời tại ba điểm cúng rừng truyền thống của xã Nà Hẩu (thôn Trung Tâm, thôn Bản Tát, thôn Ba Khuy) vào sáng 27-2 và đến trưa là ăn Tết rừng cùng đồng bào dân tộc Mông ngay tại ba địa điểm cúng rừng.

Với Lễ cúng rừng, người Mông thề giữ rừng. Trong ba ngày sau Lễ cúng rừng, người dân địa phương kiêng tuyệt đối việc chặt cây, bẻ cành hay bất cứ tác động nào vào rừng.

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 6.

Ca sĩ Trọng Tấn hát trong chương trình nghệ thuật - Ảnh: T.ĐIỂU

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 7.

Ca sĩ Ploong Thiết hát tại chương trình - Ảnh: T.ĐIỂU

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 8.

Ca sĩ Ngọc Anh, Tô Minh Đức hát kết chương trình văn nghệ - Ảnh: T.ĐIỂU

Lễ cúng Rừng thành di sản

TTCT - Là dân tộc ít người nhất (705 người), nhưng người Pu Péo sống rải rác ở Hà Giang vẫn gìn giữ lễ cúng thần rừng truyền thống của mình. Lễ cúng này vừa được Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch công bố (đợt 1, ngày 27-12-2012) là một trong 33 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar