25/11/2014 08:01 GMT+7

​Lập thêm tòa án, viện kiểm sát cấp cao

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TT - Luật tổ chức TAND (sửa đổi) và Luật tổ chức viện KSND (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với đa số phiếu tán thành vào chiều qua (24-11).

Một phiên xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP.HCM - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ

Điểm đáng chú ý trong hai đạo luật này là Quốc hội đồng ý thành lập TAND cấp cao, Viện KSND cấp cao.

Theo đó, TAND được tổ chức gồm TAND tối cao; TAND cấp cao; các TAND tỉnh, TP trực thuộc trung ương; các TAND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh và tương đương. Viện KSND cũng được tổ chức thành các cấp tương tự.

Luật tổ chức TAND (sửa đổi) quy định nguyên tắc tổ chức của TAND là “độc lập theo thẩm quyền xét xử”.

Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND cấp cao được quy định tại điều 29 như sau: Phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, TP trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật tố tụng.

Đồng thời, tòa cũng có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của Luật tố tụng.

TAND tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sẽ tập trung vào việc “tổng kết thực tiễn xét xử của các tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”.

Thông qua Luật tổ chức viện KSND (sửa đổi), Quốc hội cũng trao quyền cho viện KSND khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

* Chiều cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận việc phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền của người khuyết tật.

Rất ít đại biểu thảo luận các nội dung này và tất cả đều tán thành sự cần thiết phê chuẩn, tham gia các công ước, hòa nhập và tiến tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người.

Đáng chú ý, đối với công ước chống tra tấn, VN tuyên bố không áp dụng trực tiếp các quy định của công ước.

VN không xem công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ, việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật VN trên cơ sở Hiệp định về dẫn độ mà VN đã ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc có đi, có lại.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar