13/04/2015 13:03 GMT+7

​Lập nghiệp ở đồn biên phòng

VIỄN SỰ
VIỄN SỰ

TT - Đã tròn 4 năm nay, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) có thêm hai thành viên còn rất bé là hai anh em ruột Nguyễn Văn Lập (15 tuổi) và Nguyễn Văn Nghiệp (14 tuổi).

Đến đồn từ khi mới hơn 10 tuổi, hai anh em Lập và Nghiệp chỉ khác các thành viên khác của đồn một điểm là các chiến sĩ thì vác súng tuần tra biên giới, canh chốt cửa khẩu, Lập và Nghiệp thì mang cặp đến trường.

Còn lại ăn ngủ, sinh hoạt đều theo hiệu lệnh như một chiến sĩ biên phòng.

Đại úy Danh Kim Huol - chính trị viên phó của đồn - nói câu chuyện thú vị này đến rất tình cờ.

Trong một lần đi nắm địa bàn, các chiến sĩ hay tin hai anh em Lập và Nghiệp có hoàn cảnh rất khó khăn: cha đi biển té ghe qua đời, mẹ lấy chồng khác, bỏ lại hai anh em sống với bà nội già yếu.

Ít bữa sau thì gạo, mắm, sách vở được các chiến sĩ chuyển tới cho Lập và Nghiệp. Nhưng không người bảo ban, hai anh em Lập - Nghiệp lười học, bà nội rất phiền lòng.

Vậy là sau khi bà nội của Lập - Nghiệp được người cô ruột đón về chăm bệnh, các chiến sĩ đã đón Lập và Nghiệp về nuôi dạy, ở hẳn trong đồn.

“Bữa đón Lập - Nghiệp về cũng là ngày 3-3, anh em chiến sĩ coi như đó là một nhiệm vụ để mừng ngày truyền thống bộ đội biên phòng” - đại úy Huol nói.

Bốn năm trôi qua, anh em Lập - Nghiệp nay đã lớn phổng phao. “Hồi trước con học yếu nhưng mấy năm nay con đều được giấy khen” - Nghiệp, đang học lớp 7 Trường THCS Võ Thị Sáu, khoe.

Còn Lập thì gãi đầu: “Năm trước con cũng được giấy khen, năm nay lớp 8 chắc tại khó quá nên con chưa đạt, để con ráng”.

Gặp chúng tôi khi vừa đi học về, hai anh em khoe hai chiếc xe đạp mới coóng, mỗi chiếc 2,5 triệu đồng, được các chú biên phòng mua cho.

Đại úy Houl cũng cho biết ngoài khẩu phần ăn, mỗi tháng Lập và Nghiệp còn được dành cho 300.000 đồng mỗi em để sắm sửa thêm quần áo và chi phí học hành.

“Cứ lãnh lương thì anh em chiến sĩ người góp một chút. Hết ca gác, anh em cũng tự giác chia nhau thời gian để dạy Lập - Nghiệp học bài như em út mình...” - đại úy Huol kể.

Bốn năm làm “chiến sĩ biên phòng”, cuộc đời của Lập - Nghiệp dù còn nỗi éo le vì phải mất cha, xa mẹ nhưng tương lai thì được các em lựa chọn.

“Mấy chú nói sẽ nuôi tụi con tới năm 18 tuổi. Nhưng tụi con thì không muốn xa mấy chú, tới đó hai anh em sẽ nhập ngũ. Tụi con muốn được là chiến sĩ biên phòng như mấy chú” - Lập và Nghiệp tâm sự, đầy mơ ước và tự hào.

VIỄN SỰ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ 2: Thần chết fentanyl hoành hành ở Mỹ

Fentanyl bất hợp pháp bắt đầu gây đại dịch ngầm ở Mỹ từ năm 2013 và trở thành loại ma túy mới phê hơn vì mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ 2: Thần chết fentanyl hoành hành ở Mỹ

Người chia sẻ cùng nỗi đau trái tim

Chương trình khám và điều trị miễn phí dị tật tim bẩm sinh cho trẻ em khó khăn do Liên chi hội Tim mạch nhi và tim bẩm sinh TP.HCM tổ chức.

Người chia sẻ cùng nỗi đau trái tim

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

Trước tình trạng diện tích đầm trồng sen hồ Tây (Hà Nội) dần bị thu hẹp trong suốt nhiều năm qua, UBND quận Tây Hồ (cũ) đã phối hợp với cơ quan chuyên môn và người dân cải tạo đất trồng thêm được 7,5ha giống sen quý Bách Diệp.

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar