13/03/2011 08:38 GMT+7

Lao động Campuchia ở vùng biên

MỄ THUẬN - NGỌC HẬU thực hiện
MỄ THUẬN - NGỌC HẬU thực hiện

TT - Nếu có dịp về vùng Đồng Tháp Mười ở Long An, chúng ta sẽ thấy ngợp trước những cánh đồng lúa bạt ngàn, rộng tít tắp xa đến tận chân trời. Ruộng nhiều nhưng lao động ở vùng biên giới này (giáp ranh với Campuchia) lại rất ít. Chính vì vậy mỗi khi đến mùa vụ, một trong những điều khiến người dân ở đây lo nhất là tìm thuê nhân công làm những việc đồng áng quan trọng như làm đất, bón phân, thu hoạch…

Read this in Tuoitrenews.vn

Phóng to

Làm việc mệt nhọc nhưng những nụ cười không thiếu vắng trên môi những người lao động Campuchia hiền lành

Phóng to

Con đường quen thuộc của những người lao động Campuchia từ biên giới đến những cánh đồng của Việt Nam

Phóng to

Khoảng 6g30 mỗi ngày, những người lao động Campuchia đã có mặt tại các trạm biên phòng ở huyện Vĩnh Hưng (Long An) để làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tìm việc làm

Phóng to

Người đàn ông này tỏ ra sốt ruột chờ được chủ ruộng người Việt Nam thuê. Có khi chờ tới trưa họ mới có việc làm

Phóng to

Bà Hai Dơn, một chủ ruộng người Việt, vui mừng khi đón được những người lao động quen mặt từ tận cửa khẩu. Hôm nay, bà cần đến năm lao động bón phân cho ruộng lúa của mình

Phóng to
Công việc trộn phân được bà Hai Dơn giao cho các nam lao động khỏe mạnh đảm nhiệm
Phóng to

Các lao động Campuchia cùng xuống ghe để chở phân ra cánh đồng cách nhà vài kilômet, bắt đầu một ngày làm việc mới

Phóng to

Vì nhà dân ở rất xa đồng ruộng nên bất kể trời mưa hay nắng, những lao động nữ này đều nghỉ ngơi, ăn uống ngay tại đồng ruộng

Phóng to

Những đôi dép của lao động nữ Campuchia bỏ lại trên bờ ruộng khi họ bắt tay vào làm việc. Những đôi dép mỏng manh này ngày ngày theo họ hơn chục cây số từ Campuchia qua Việt Nam mưu sinh

Phóng to

Các bao phân được những người lao động nhanh chóng đưa ra đồng chăm bón cho lúa

Phóng to
Bữa cơm trưa thân mật, không phân biệt chủ thợ diễn ra nhanh gọn trong căn chòi giữa ruộng của bà Hai Dơn vào giờ đứng bóng
Phóng to

Hành trang trở về bên kia biên giới của người phụ nữ Campuchia này là một giỏ đồ với nhiều thứ lặt vặt được mua ở chợ gần biên giới

Do thiếu lao động trầm trọng, nhiều người đã thử sang Campuchia tìm lao động. Nhiều lao động nông nhàn ở Campuchia cũng tự sang Việt Nam tìm việc làm kiếm thêm thu nhập. Cung - cầu gặp nhau, thế là ở vùng biên giới tỉnh Long An hình thành một thị trường lao động rất nhộn nhịp mỗi ngày.

Chúng tôi đã đến ấp Tà Nu, xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng (Long An) một ngày cuối tuần. Hình ảnh dễ nhận thấy nhất là những người Việt và lao động Campuchia khá thân thiết với nhau. Làm việc với nhau lâu ngày, họ đối đãi thật sự như láng giềng gần.

Chúng tôi đã theo chân người lao động Campuchia ra tận những cánh đồng để ghi lại những hình ảnh họ làm việc giúp người dân Long An. Tất cả người dân có nhu cầu thuê lao động làm đồng áng đều nói rằng người lao động Campuchia rất siêng năng, giỏi giang và sẵn sàng làm tất cả những việc nặng nhọc. Ngược lại, những “vị khách” lao động đến từ bên kia biên giới tâm sự rằng “mấy ông bà chủ Việt Nam tình cảm lắm”.

MỄ THUẬN - NGỌC HẬU thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar