13/01/2018 16:05 GMT+7

Lãnh đạo không phải là người địa phương nhằm tránh lợi ích nhóm!

ÁI NHÂN ghi
ÁI NHÂN ghi

TTO - Theo ông Lê Hoài Trung (nguyên giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM), việc bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt không phải là người địa phương nhằm mục tiêu ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ.

Lãnh đạo không phải là người địa phương nhằm tránh lợi ích nhóm! - Ảnh 1.

Chủ trương luân chuyển, bổ nhiệm một số chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt không phải là người địa phương còn giúp rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ quy hoạch để tạo nguồn cán bộ lâu dài. Trong ảnh: một buổi học tại Học viện Cán bộ TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Chủ trương này đã tạo được sự đồng tình, quan tâm của nhiều chuyên gia, bạn đọc.

TTO - Từ năm 2020, bắt buộc thực hiện việc bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương.

Ông Lê Hoài Trung (nguyên giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM):

Phải tạo được đồng thuận, đoàn kết

Lãnh đạo không phải là người địa phương nhằm tránh lợi ích nhóm! - Ảnh 3.

Ông Lê Hoài Trung - Ảnh: T.TRUNG

Thực hiện kết luận của Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM, UBND TP.HCM chỉ đạo từ năm 2020, bắt buộc việc bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương.

Chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt không phải là người địa phương là chủ trương nhằm mục tiêu ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen... 

Bên cạnh đó, chủ trương này còn rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ quy hoạch để tạo nguồn cán bộ lâu dài, cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Những nội dung này đã thể hiện khá rõ trong quy định 98/QĐ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có quy định rõ việc luân chuyển, bố trí cán bộ.

Thời gian qua, có thể thấy trung ương đã bố trí nhiều trường hợp cán bộ lãnh đạo, quản lý các bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không phải là người địa phương.

Ở TP.HCM cũng đã bố trí theo chủ trương này nhưng chưa nhiều, chưa triệt để. Và nay, với yêu cầu quyết liệt của UBND TP.HCM, từ năm 2020 bắt buộc thực hiện việc bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương là một chỉ đạo hợp lý và cần thiết.

Với chủ trương này, thời gian tới, theo tôi, cần phải tập trung giải quyết các yêu cầu (không xét đến điều kiện phẩm chất, năng lực cán bộ) sau:

Thứ nhất, bảo đảm cán bộ được bố trí có thể tạo sự đồng thuận, đoàn kết với địa phương. Thông thường, cán bộ lãnh đạo, quản lý đi lên từ cơ sở, từ địa phương có thời gian sâu sát với tình hình địa phương. 

Cán bộ này cũng là người có thời gian gắn bó, đoàn kết tốt hơn với bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương, dễ có được sự ủng hộ từ tập thể thường trực, thường vụ cấp ủy Đảng tại địa phương để đưa ra các quyết sách về quản lý, điều hành địa phương, bảo đảm được nguyên tắc lãnh đạo tập thể. 

Do đó, khi đưa cán bộ lãnh đạo quản lý từ nơi khác tới cần phải là người am hiểu địa phương, cũng có quá trình gắn bó hay am tường nhất định với con người, địa phương mà người đó được bố trí.

Thứ hai, bảo đảm cán bộ lãnh đạo, quản lý đưa từ địa phương khác tới phải đủ thẩm quyền để lãnh đạo, quản lý. 

Cán bộ được bố trí phải thực sự là người đứng đầu, đủ sức huy động tập thể lãnh đạo vào công việc chung, phát triển địa phương. Bởi lẽ cán bộ lãnh đạo, quản lý địa phương phải là người chịu trách nhiệm cá nhân cao nhất trước các thành tựu, hay khuyết điểm của tập thể lãnh đạo đối với địa phương đó.

Bảo đảm được 2 yêu cầu trên thì cán bộ lãnh đạo, quản lý được bố trí mới đủ sức huy động, đoàn kết tập thể, bảo đảm hiệu lực lãnh đạo, quản lý địa bàn, địa phương mình phụ trách.

TS Lê Văn In (nguyên phó hiệu trưởng Trường Cán bộ TP - nay là Học viện Cán bộ TP):

Cần các giải pháp khả thi

Lãnh đạo không phải là người địa phương nhằm tránh lợi ích nhóm! - Ảnh 4.

TS Lê Văn In - Ảnh: ÁI NHÂN

Chủ trương của TP về bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương là rất tốt, rất đáng hoan nghênh, nhất là TP đang triển khai cơ chế đặc thù. 

Trước đây, thời phong kiến đã có các triều đại áp dụng bổ nhiệm quan lại không là người địa phương và luân chuyển qua các nhiệm kỳ. Thời đó, triều đình tuyển trạch thông qua kỳ thi chung của cả nước rồi lấy những người đỗ đạt để bố trí.

Theo tôi, để thực hiện tốt chủ trương trên, TP cần chú ý các vấn đề sau: 

Thứ nhất, cần xác định rõ cán bộ lãnh đạo, quản lý là cán bộ nào, cấp nào. Hiện nay cần tập trung cấp sở, ngành, quận, huyện. 

Còn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã phường nên để người địa phương phụ trách. Bởi lãnh đạo, quản lý xã phường cần gần dân, nắm rõ tình hình địa phương và cấp này cũng chỉ là cấp thừa hành.

Thứ hai, tính toán cơ chế bố trí phù hợp với cán bộ lãnh đạo, quản lý đó. Cán bộ đó được bố trí thông qua hình thức nào, dân cử, bầu cử hay bổ nhiệm. 

Thứ ba, bảo đảm nguồn cán bộ và công tác tuyển chọn, đào tạo để bảo đảm nguyên tắc bố trí. Cuối cùng, cần ban hành quy định, hoàn thiện pháp lý về bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý để áp dụng thống nhất, chặt chẽ.

Loại bỏ bổ nhiệm người thân không đủ điều kiện

Liên quan công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, UBND TP.HCM vừa yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương về vấn đề này.

Cụ thể, thực hiện nghiêm quy định của Bộ Nội vụ về không thực hiện chế độ hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Hoàn thành việc xây dựng đề án vị trí việc làm; xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021, quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2021 theo kế hoạch.

Kết quả thực hiện tinh giản biên chế sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại kết quả công tác hằng năm, nhiệm kỳ của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị. Những cơ quan, đơn vị không thực hiện tốt việc tinh giản biên chế thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ không được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đồng thời, kiên quyết loại bỏ tình trạng tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ là người thân không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn; xây dựng và thực hiện tốt chế độ miễn nhiệm, từ chức, cho thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức kém phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ.

Các đơn vị cũng phải rà soát, bổ sung, thay thế, tinh giản, luân chuyển, kiện toàn kịp thời cán bộ, công chức, viên chức đối với những đơn vị còn thiếu; không đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Đặc biệt, từ năm 2020, bắt buộc thực hiện việc bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương.

MAI HOA

ÁI NHÂN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dân bức xúc khi bí thư chi bộ thôn rào chắn đường đi chung

Nhiều hộ dân tại thôn văn hóa Bảo Vinh, xã Phước Vĩnh (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) bức xúc khi đường đi chung bất ngờ bị bí thư chi bộ thôn rào chắn.

Dân bức xúc khi bí thư chi bộ thôn rào chắn đường đi chung

Mời bạn tham gia cuộc thi viết: Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Ngày 2-9-2025 đánh dấu nửa thế kỷ báo Tuổi Trẻ đồng hành cùng bạn đọc. Nửa thế kỷ đó, Tuổi Trẻ đã xác định tôn chỉ của mình là phụng sự bạn đọc, vì bạn đọc và đã được bạn đọc yêu quý, tin tưởng.

Mời bạn tham gia cuộc thi viết: Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

Trong lúc đi thả lưới bắt cá trên đồng, người dân phát hiện bé gái sơ sinh trong một chiếc bao tải nên vội trình báo với cơ quan chức năng.

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

Phương án phân luồng, tổ chức giao thông trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất nhằm giảm xung đột giao thông, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Sau khi thu hoạch lúa, người dân không thu gom rơm rạ về nhà mà đốt ngay trên đồng khiến khói bay khắp nơi, bủa vây nhiều đoạn trên quốc lộ 1.

Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Từ vụ phạt gần 120 tỉ đồng, nhiều ban quản trị chung cư lúng túng với chuyện xuất hóa đơn

Đối với chung cư, thu, chi một đồng cũng phải có hóa đơn, kê khai thuế. Nhưng thực tế ở nhiều chung cư hiện như thế nào?

Từ vụ phạt gần 120 tỉ đồng, nhiều ban quản trị chung cư lúng túng với chuyện xuất hóa đơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar