22/12/2022 20:38 GMT+7

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, sông Sài Gòn được đưa vào logo riêng của quận Bình Thạnh

ĐAN THUẦN
ĐAN THUẦN

Nhân kỷ niệm 46 năm thành lập quận Bình Thạnh, TP.HCM (1976 - 2022), quận này vừa ra mắt logo riêng. Trung tâm logo là di tích kiến trúc nghệ thuật với cổng tam quan lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, sông Sài Gòn được đưa vào logo riêng của quận Bình Thạnh - Ảnh 1.

Logo riêng đầu tiên của quận Bình Thạnh vừa được công bố - Ảnh: ĐAN THUẦN

Ngày 22-12, Quận ủy - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bình Thạnh, TP.HCM tổ chức lễ công bố biểu trưng quận Bình Thạnh và trao giải thiết kế biểu trưng quận Bình Thạnh.

Logo của tác giả Lê Ngạt (phường 7, quận 3, TP.HCM) được chọn làm logo của quận Bình Thạnh, thiết kế theo bố cục hình tròn, thể hiện sự bền vững trường tồn, đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cùng chung sức xây dựng và phát triển quận Bình Thạnh. 

Logo có tính khái quát cao với hai chữ BT (viết tắt chữ Bình Thạnh) được cách điệu thành dáng cánh chim bay lên tầm cao mới kết nối giữa lịch sử (cổng tam quan lăng thờ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt) và hiện đại (các khu đô thị, các tòa nhà cao tầng...) với đường cong phía dưới biểu tượng dòng sông, kênh rạch bao quanh (sông Sài Gòn và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) tạo nên sự hài hòa, mềm mại. 

Trung tâm logo là di tích kiến trúc nghệ thuật với cổng tam quan lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt - người có công lớn trong việc xây dựng, phát triển, ổn định và bảo vệ vùng đất phương Nam, trong đó có vùng Gia Định xưa và nay là quận Bình Thạnh. 

Hình tượng các tòa nhà cao tầng thể hiện quận Bình Thạnh đang chuyển mình phát triển, vươn lên hội nhập; hình ảnh chim bồ câu tung cánh biểu hiện khát vọng hòa bình, tự do và thể hiện tiềm năng phát triển; ngôi sao tượng trưng cho ánh sáng, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự tỏa sáng tài năng, trí tuệ của người Bình Thạnh trên bước đường phát triển, vươn tới và hội nhập. 

Logo sử dụng màu xanh đậm, thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới và tương lai tươi sáng rạng ngời. Logo cũng có phiên bản màu đỏ tượng trưng cho sự phát triển mạnh mẽ, vững vàng, tự tin và hội nhập. 

Biểu trưng thiết kế khối mảng lớn, mạnh mẽ, nhịp điệu hài hòa, có thể dễ dàng phóng to, thu nhỏ và ứng dụng trên mọi chất liệu, ấn tượng mạnh khi nhận diện biểu trưng của quận.

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, sông Sài Gòn được đưa vào logo riêng của quận Bình Thạnh - Ảnh 3.

Tác giả của biểu trưng quận Bình Thạnh nhận giấy khen và 30 triệu đồng tiền thưởng từ lãnh đạo quận - Ảnh: ĐAN THUẦN

Theo ông Vũ Ngọc Tuất - bí thư Quận ủy Bình Thạnh, tháng 6-1976 quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở xác nhập hai quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây. Qua 46 năm thành lập đến nay, Bình Thạnh chưa có một biểu trưng chính thức nào.

Nhân sự kiện 45 năm thành lập quận năm 2021, ban thường vụ Quận ủy đã có chủ trương tổ chức cuộc thi thiết kế biểu trưng của quận Bình Thạnh, yêu cầu thể hiện khái quát nhất về lịch sử hình thành, phát triển, nét đặc sắc riêng biệt của quận.

Phó bí thư Quận đoàn Bình Thạnh giành giải nhất 'Tham mưu tốt - Dân vận khéo'

TTO - Sáng 26-11, vòng chung kết bảng B hội thi cán bộ "Tham mưu tốt - Dân vận khéo" đã diễn ra với phần tranh tài của sáu thí sinh và cũng khép lại hội thi này năm 2022.

ĐAN THUẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar