31/07/2018 10:19 GMT+7

Làn đường riêng cho xe buýt có gây kẹt xe?

NGỌC ẨN - THU DUNG
NGỌC ẨN - THU DUNG

TTO - Sở Giao thông vận tải TP.HCM đang nghiên cứu tổ chức làn đường riêng cho xe buýt trên một số tuyến đường ở TP.

Làn đường riêng cho xe buýt có gây kẹt xe? - Ảnh 1.

Giao lộ Điện Biên Phủ - Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) thường xuyên kẹt xe kéo dài lúc chiều tối - Ảnh: HỮU THUẬN

Đơn vị được Sở Giao thông vận tải TP phối hợp nghiên cứu để tư vấn dự án là khoa công trình giao thông Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM.

3 phương án

Đơn vị này vừa đề xuất chọn đường Võ Thị Sáu và Điện Biên Phủ (đường một chiều) tổ chức làn đường ưu tiên dành riêng cho xe buýt. 

Theo đó, đường Võ Thị Sáu (Q.1, Q.3) bố trí tuyến xe buýt đi trên làn đường ưu tiên từ Công Trường Dân Chủ đến giao lộ Đinh Tiên Hoàng. Đường Điện Biên Phủ (Q.1, Q.3, Q.Bình Thạnh) bố trí tuyến xe buýt đi trên làn đường ưu tiên từ vòng xoay Lý Thái Tổ đến đầu cầu Sài Gòn.

Ba phương án này (xem đồ họa), theo đề xuất của đơn vị tư vấn, thời gian xe buýt vào làn ưu tiên từ 6h30-8h30 và từ 16h30-18h30, từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần. 

Ngoài xe buýt, cho phép xe công an, quân đội, xe cứu thương, cứu hỏa, xe mini buýt, xe khách từ 12 chỗ trở lên được lưu thông vào làn dành riêng cho xe buýt.

Theo lãnh đạo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP, ngoài thời gian cao điểm nói trên, các loại xe vẫn lưu thông bình thường như trước nay.

Nguy cơ ùn tắc cao?

Hiện nay, đường Điện Biên Phủ có 7 tuyến xe buýt hoạt động từ 4h45-21h mỗi ngày. Đường Võ Thị Sáu có 9 tuyến xe buýt hoạt động từ 4h-23h. 

Đây là hai tuyến đường có mật độ xe lưu thông rất lớn và thường xảy ra ùn ứ xe tại các đầu giao lộ có đèn tín hiệu giao thông. 

Vì vậy, nhiều người lo lắng việc tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt sẽ gây kẹt xe nặng nề trên hai tuyến đường này và còn gây kẹt xe trên tất cả các tuyến đường ngang, hướng ra vào trung tâm TP.

TS Võ Kim Cương - nguyên phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM - khẳng định TP.HCM quy hoạch làn đường riêng cho xe buýt là rất cần thiết. 

Từ trước đến nay, xe buýt chạy chung làn đường với các loại xe khác nên dẫn đến di chuyển chậm chạp, mất thời gian, đây là một trong những điểm hạn chế của xe buýt. 

Trong khi đó, muốn hành khách chọn xe buýt để đi lại hằng ngày, phương tiện này phải đảm bảo nhanh, giờ giấc chuẩn xác.

Tuy nhiên, theo TS Võ Kim Cương, TP.HCM phải xem xét đến vấn đề mặt đường ở TP quá hẹp, chỉ có bốn làn đường. 

Theo các phương án nói trên, làn đường dành riêng cho xe buýt chiếm trọn 1/3 diện tích mặt đường khiến xe máy, ôtô đổ dồn di chuyển trên ba làn đường còn lại dễ gây ùn tắc, kẹt xe thường xuyên. 

"Với một đô thị đông đúc như TP.HCM, liệu làm xe buýt nhanh như Hà Nội có hiệu quả không? Chúng ta cần xem xét lại việc chọn hai đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu đã đúng chưa?" - ông Võ Kim Cương đặt câu hỏi.

Một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông là TS Lương Hoài Nam thì cho rằng không nên chọn những đường đang có mật độ phương tiện quá cao để thử nghiệm làn đường ưu tiên cho xe buýt. 

Vì tình trạng kẹt xe tăng lên ở các làn đường còn lại sẽ làm cho nhiều người cố tình lấn làn, chiếm làn ưu tiên khi ý thức chấp hành của một bộ phận người dân chưa cao.

Theo ông Nam, việc thực hiện một vài tuyến đường ưu tiên, vài tuyến buýt nhanh (BRT) không thể giải quyết được nạn kẹt xe của "siêu đô thị" như TP.HCM. 

Điều cần là phải có một mạng lưới xe buýt, với hàng trăm tuyến, hàng nghìn bến đỗ, hàng chục ga buýt và trung tâm trung chuyển xe buýt mới có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể cấu trúc giao thông đô thị của TP. Nếu có thêm tàu điện ngầm (MRT) và một số tuyến tàu điện thường thì càng tốt.

Có phản ứng nhưng vẫn thành công

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP nhìn nhận: "Thời gian đầu tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt chắc chắn sẽ gặp sự phản ứng dữ dội của nhiều người. Bởi vì ngoài xe buýt, các phương tiện còn lại sẽ lưu thông trên mặt đường chật hẹp, không còn thông thoáng như trước".

Vị này cũng dẫn chứng thời gian qua một số nước như Hàn Quốc, Singapore, Philippines... khi tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt cũng gặp sự phản ứng dữ dội từ người dân.

Tuy nhiên, sau đó các nước này đã thành công và thu hút người dân đi xe buýt nhiều hơn.

Sắp tới, phương án tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt sẽ trình Sở GTVT TP và chắc chắn sẽ đưa ra tham khảo ý kiến cộng đồng trước khi trình cấp thẩm quyền xem xét.

TTO - UBND TP.HCM cần tập trung, tích cực triển khai các giải pháp về thực hiện quy hoạch, các dự án chậm triển khai về ô nhiêm môi trường, rác thải, ngập nước, kẹt xe, cải cách hành chính.

NGỌC ẨN - THU DUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar