13/07/2025 14:35 GMT+7

Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý

Bộ Nội vụ đã công bố quy trình 5 bước bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức là nguồn tại chỗ và 3 bước với nhân sự ngoài cơ quan.

công chức - Ảnh 1.

Công chức Trung tâm phục vụ hành chính công phường Cát Lái, TP.HCM giải quyết hồ sơ cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH

Tại quyết định 727, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức.

Về trình tự thực hiện, cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý sẽ trình cấp có thẩm quyền xin chủ trương bằng văn bản.

Trong đó nêu rõ số lượng chức vụ, chức danh cần kiện toàn, nguồn nhân sự dự kiến bổ nhiệm và dự kiến phân công lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể.

Quy trình 5 bước với nhân sự công chức tại chỗ

Với nguồn nhân sự tại chỗ, quy trình bổ nhiệm tiến hành qua 5 bước.

Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo. Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm và nguồn nhân sự trong quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo rà soát, thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự.

Danh sách nhân sự được giới thiệu phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phù hợp với chủ trương bổ nhiệm.

Thành phần bao gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đại diện cơ quan hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ tham dự hội nghị nhưng không bỏ phiếu.

Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng. Người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo; ban thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có).

Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn, mỗi thành viên tham dự hội nghị giới thiệu 1 người cho 1 vị trí chức vụ, chức danh; người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn.

Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo.

Trường hợp không có người đạt đủ 30% số phiếu giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2). Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần tham dự thực hiện như quy định ở bước 1.

Tại bước 3 này, mỗi thành viên cũng giới thiệu 1 người cho 1 vị trí chức vụ, chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn. Các trường hợp còn lại thực hiện tương tự như bước 2.

Trường hợp nhân sự giới thiệu ở bước này khác với nhân sự được giới thiệu ở bước 2 thì tập thể lãnh đạo thảo luận, xem xét, quyết định việc lựa chọn nhân sự để giới thiệu ở bước tiếp theo bằng phiếu kín.

Người được lựa chọn phải được tối thiểu 2/3 tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu. Trường hợp không có người đạt đủ số phiếu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này.

Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt - lấy ý kiến theo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3.

Trình tự lấy ý kiến bao gồm thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác.

Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 3), thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín.

Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm.

Trường hợp có 2 người có số phiếu ngang nhau đều đạt 50% số phiếu thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Sau đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

3 bước quy trình với nhân sự công chức ngoài cơ quan

Với trường hợp nhân sự ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị, quy trình bổ nhiệm tiến hành qua 3 bước.

Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi dự kiến bổ nhiệm về chủ trương bổ nhiệm.

Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương bổ nhiệm. Tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác tổ chức lấy phiếu.

Người được đề nghị bổ nhiệm phải đạt trên 50% số phiếu giới thiệu (tính trên tổng số người được triệu tập); trường hợp đạt 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định.

Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện nhưng còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chủ tịch Quốc hội: Thực hiện công tác nhân sự chặt chẽ, khách quan

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh cốt lõi của bầu cử là thực hiện công tác nhân sự chặt chẽ, khách quan, đúng tiêu chuẩn, bảo đảm cơ cấu, tỉ lệ đại diện hợp lý.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau: Sạt lở trong đêm làm 5 căn nhà trôi xuống sông

Một vụ sạt lở trong đêm đã làm 5 căn nhà người dân trôi xuống sông, ước thiệt hại tài sản ban đầu hơn 400 triệu đồng, không có thiệt hại về người.

Cà Mau: Sạt lở trong đêm làm 5 căn nhà trôi xuống sông

Thủ tướng: ‘Công trình phục vụ APEC phải là công trình trăm năm, nghìn năm’

Thủ tướng yêu cầu làm công trình phục vụ APEC năm 2027 tại Phú Quốc phải nhanh, đẹp, xứng tầm, đảm bảo là công trình trăm năm, nghìn năm.

Thủ tướng: ‘Công trình phục vụ APEC phải là công trình trăm năm, nghìn năm’

Đề xuất giảm tiền đất chuyển mục đích đến 70%, người dân đóng tiền ra sao?

Bộ Tài chính đề xuất giảm tiền đất cho hộ gia đình, người dân khi chuyển mục đích đến 70% cho đất trong hạn mức và 50% cho đất ngoài hạn mức.

Đề xuất giảm tiền đất chuyển mục đích đến 70%, người dân đóng tiền ra sao?

Xỉ thép của nhà máy trong Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 phát tán ra môi trường

Xỉ thép của Vina Kyoei tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 phát tán bay ra môi trường khiến cả vùng xung quanh bụi trắng mù mịt.

Xỉ thép của nhà máy trong Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 phát tán ra môi trường

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

29 cán bộ bán chuyên trách được phân về các khu phố ở phường Xuân Hương - Đà Lạt (Lâm Đồng) hỗ trợ trực tiếp cho dân làm thủ tục hành chính.

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Thủ tướng chỉ thị yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Trong khi đó chuyên gia có ý kiến khác nhau.

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar