19/04/2023 16:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm sao không bị stress khi chăm sóc người già, người bệnh

Được chăm sóc những người thân yêu có thể khiến chúng ta hạnh phúc, nhưng đây cũng là nguồn cơn gây ra stress. Vì thế, việc sớm nhận ra các dấu hiệu bất ổn có thể giúp người chăm sóc tránh bị kiệt sức hay sa sút tinh thần.

Làm sao không bị stress khi chăm sóc người già, người bệnh - Ảnh 1.

Gần 15% người chăm sóc cho biết họ có ít nhất 14 ngày cảm thấy sức khỏe tinh thần bất ổn trong tháng qua, theo kết quả khảo sát do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thực hiện từ năm 2015 đến 2017 - Ảnh: iStock

Nguồn cơn gây stress

Chăm sóc cho người lớn tuổi, người bệnh thường gồm các đầu việc như tắm rửa, coi sóc việc uống thuốc, hỗ trợ tinh thần, cùng với các việc thường nhật như đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp và đi lại.

Thống kê từ Tổ chức Liên minh quốc gia về chăm sóc (NAC) tại Washington (Mỹ) cho thấy số người chăm sóc cho người lớn tuổi đang trên đà tăng. Năm 2020, 53 triệu người ở Mỹ đã cung cấp dịch vụ chăm sóc không công cho người lớn.

Gần 15% người chăm sóc cho biết họ có những ngày cảm thấy sức khỏe tinh thần bất ổn như theo kết quả khảo sát do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thực hiện từ năm 2015 đến 2017.

Cô Kiera Powell, hành nghề y tá ở Charlotte, Bắc Carolina, cho biết công việc chăm sóc có thể trở nên căng thẳng khi người chăm sóc đang giám sát người thân và không được đào tạo.

"Nhiều người dành toàn bộ thời gian để chăm sóc cho người thân mà không cần hỗ trợ. Sự căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần mà họ gặp phải có thể dẫn tới kiệt sức", cô nói với Fox News Digital trong một email.

Bên cạnh đó, phụ nữ đặc biệt dễ bị stress khi chăm sóc người lớn tuổi hay người bệnh, theo Văn phòng Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ.

Nhận biết sớm các dấu hiệu stress

Một số dấu hiệu phổ biến cho thấy người chăm sóc đang stress, gồm mệt mỏi liên tục, thiếu động lực, cáu kỉnh, thay đổi thói quen ngủ, cảm giác buồn bã và lo âu thường xuyên, theo chia sẻ của Powell, đang làm việc với Carewell - kênh trực tuyến chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho người chăm sóc.

Theo CDC, những người chăm sóc bị stress cũng có thể nhận thấy tình trạng tăng hoặc giảm cân, không còn hứng thú với các hoạt động mà họ từng yêu thích hoặc thường xuyên bị đau đầu, đau nhức cả người. Họ cũng có thể dễ bị lạm dụng rượu hoặc ma túy hơn.

Những người chăm sóc cũng có xu hướng lơ đi nhu cầu sức khỏe của chính họ. Điều này có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính.

Làm sao không bị stress khi chăm sóc người già, người bệnh - Ảnh 2.

Năm 2020, 53 triệu người ở Mỹ đã cung cấp dịch vụ chăm sóc không công cho người lớn tuổi, theo thống kê từ Tổ chức Liên minh quốc gia về chăm sóc tại Washington (Mỹ). Ảnh: iStock

Học cách chấp nhận để giảm stress

Những người chăm sóc nên học cách chấp nhận rằng có một số điều họ không thể làm và không thể kiểm soát, Powell nói với Fox News Digital.

“Là người chăm sóc hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bạn luôn muốn nỗ lực hết mình vì người mà bạn đang chăm sóc, nhưng đôi khi bạn không thể. Nhận ra những điều không thể có thể giúp giảm bớt những căng thẳng không đáng có,” Powell chia sẻ thêm.

Powell cũng khuyên rằng người chăm sóc không nên tự cáng đáng hết mọi thứ, kể cả khi có điều bất ổn diễn ra.

“Thay vào đó, hãy thường xuyên tha thứ cho bản thân và người được chăm sóc. Học cách buông bỏ sẽ giúp bạn bớt căng thẳng hơn".

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Để kiểm soát stress, người chăm sóc nên dành thời gian chăm sóc bản thân bằng cách nghỉ ngơi, làm những việc nhỏ giúp đem lại niềm vui. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy stress hoặc bị quá tải, người chăm sóc nên mạnh dạn chia sẻ những cảm xúc này cho người thân, bạn bè, thay vì cứ giấu trong lòng.

Theo Powell, việc nói ra cảm xúc của mình có thể là phương pháp trị liệu giúp giảm stress. Nó giúp thanh lọc tâm trí bằng cách giải tỏa những suy nghĩ cứ chất chứa trong lòng bấy lâu.

Trong trường hợp không có ai để chia sẻ cùng, người chăm sóc có thể viết những cảm xúc của mình vào nhật ký, Powell nói.

Công nghệ số, stress, lười vận động làm gia tăng người trẻ bị suy giảm nhận thức

TTO - Thời buổi công nghệ số, bận rộn, stress, ăn uống không hợp lý, lười vận động... là những nguyên nhân ít ai ngờ đến có khả năng làm suy giảm nhận thức ở người trẻ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar