Ngay tức khắc, tôi đứng lên thông báo với cô giám thị về việc quay cóp bài (hồi ấy, kỳ kiểm tra học kỳ của HS lớp cuối cấp cũng “trộn” tất cả các lớp lại và xếp theo thứ tự A, B, C; một phòng kiểm tra chỉ có 25 HS với hai giám thị như thi tốt nghiệp). Những tưởng cô giám thị sẽ tức giận, mắng hai bạn HS về hành vi gian lận của mình, nhưng không, cô chỉ nhẹ nhàng bảo: “Hai em cất tài liệu đi”. Thế rồi thôi!
Điều đáng nói hơn là việc bình bầu đạo đức của lớp tôi cuối năm học ấy, tôi đã bị các bạn trong lớp lên án kịch liệt về việc “không biết giúp đỡ bạn bè, sống ích kỷ...”. Và cả lớp đã thống nhất đánh giá tôi đạo đức loại B. Nhưng điều làm tôi sốc hơn cả là thái độ cũng như kết luận cuối cùng của cô giáo chủ nhiệm lớp. Trong cuộc họp đánh giá cuối năm, cô đã im lặng nghe bạn bè “kể tội” tôi, không thể hiện một ý kiến gì. Sau đó, cô cũng đồng tình với cả lớp xếp tôi loại B.
Đó là một kỷ niệm buồn mà tôi không thể nào quên được trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Dĩ nhiên, sau này khi lớn lên, tôi đã biết phân định phải trái, đúng sai, nhưng tôi cứ luôn băn khoăn: người lớn - những nhà sư phạm làm nhiệm vụ giáo dục HS còn không trung thực thì làm sao HS có được lòng trung thực?
Bình luận hay