27/12/2023 10:24 GMT+7

Làm gì khi cha mẹ, ông bà ôm điện thoại cả ngày?

Sử dụng các thiết bị điện tử đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người lớn tuổi. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá mức, người cao tuổi có thể đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe và tâm lý.

Điện thoại thông minh hiện gần như là vật bất ly thân của cả người trẻ lẫn người già - Ảnh: T.T.D.

Điện thoại thông minh hiện gần như là vật bất ly thân của cả người trẻ lẫn người già - Ảnh: T.T.D.

Người lớn tuổi nên sử dụng thiết bị thông minh ra sao để vừa nâng cao tinh thần vừa đảm bảo sức khỏe?

Cha mẹ "ôm" điện thoại từ sáng đến khuya

Kể từ ngày được hướng dẫn sử dụng mạng xã hội Facebook và Zalo, cuộc sống thường nhật của bà Phương Thanh (74 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM) thay đổi rất nhiều.

Nếu trước đây điện thoại chỉ được bà dùng duy nhất cho việc nhắn tin, nghe gọi với các con đang làm việc ở xa, thì nay bà đã có thế giới riêng của mình.

Bà bắt đầu kết bạn Facebook, Zalo với nhiều người bạn đồng nghiệp cũ, họ hàng, bạn bè vốn đã lâu không gặp hoặc rất ít gặp. "Sợi dây" kết nối cũng hình thành từ đó qua những cuộc trò chuyện, chat, chia sẻ hình ảnh, bình luận trên các bài viết của bạn bè...

Vì thế bà Thanh "ôm" điện thoại nhiều hơn. Thời gian rảnh là bà mở điện thoại lướt Facebook, Zalo, xem các bài viết, dần dà xem video, quảng cáo bán hàng. Tối ngủ không được bà cũng mở điện thoại ra xem.

Hậu quả là bà ngày càng khó ngủ hơn, phải đến bệnh viện thăm khám và được bác sĩ khuyến cáo hạn chế dùng thiết bị điện tử khi không thực sự cần thiết.

"Bên cạnh vấn đề sức khỏe, tôi cũng bị làm phiền nhiều hơn bởi các quảng cáo bán hàng trên mạng, song song với các tin nhắn thông báo liên hồi trên điện thoại. Tôi cảm thấy rất phiền phức và bực mình, nhưng bỏ lại không đành", bà Thanh than phiền.

Anh H.T. (36 tuổi, TP.HCM) cho biết gia đình có mẹ già 76 tuổi, thời gian gần đây anh mua cho bà chiếc điện thoại thông minh có nhiều ứng dụng hơn để tiện kết nối giữa các thành viên.

Thế nhưng từ ngày có điện thoại mới, mẹ anh ít giao lưu với hàng xóm xung quanh, thời gian tập luyện thể thao cũng ít dần. Thay vào đó, bà thường xuyên sử dụng điện thoại để lên mạng xem phim, gọi điện thoại với bạn bè.

"Có hôm tôi thấy mẹ thức khuya để lên mạng nói chuyện điện thoại với bạn bè hoặc coi phim nên rất lo lắng. Dùng thiết bị điện tử nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà", anh T. nói.

Sử dụng đúng để không gây hại

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa - trưởng khoa nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) - cho hay người lớn tuổi có thể sử dụng mạng xã hội để liên lạc với những người bạn đã mất liên lạc, với người thân sinh sống ở xa.

Họ thậm chí có thể tham gia các hội nhóm của người chung sở thích, mối quan tâm, điều này khiến họ cảm thấy bớt cô đơn.

Thông qua trò chơi giải đố, ứng dụng luyện tập não bộ, người lớn tuổi có thể giữ cho não bộ nhạy bén. Việc học những kỹ năng công nghệ mới, truy cập các trang báo để đọc thông tin hay đăng video lên Facebook cũng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, trí nhớ và nhận thức.

Hiện nay thế giới đã có những hướng dẫn rõ ràng về thời lượng sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ em, nhưng không có con số nào được khuyến cáo cho người lớn. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng rõ ràng rằng dành quá nhiều thời gian dùng thiết bị điện tử gây hại đến sức khỏe.

Các chuyên gia đều đồng thuận người lớn tuổi nên giới hạn thời gian sử dụng thiết bị công nghệ dưới 2 giờ mỗi ngày.

Để giảm mỏi mắt, hiệp hội nhãn khoa mắt cũng đưa ra quy luật 20-20-20, tức sau 20 phút sử dụng, nghỉ 20 giây nhìn vào một vật cách xa 20 feet (6m).

Nếu ngồi một tư thế nhiều giờ liền thì nên đứng hoặc giãn cơ thường xuyên, hoặc nghỉ giải lao, giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng và tránh tư thế sai.

Bên cạnh đó không nên sử dụng thiết bị điện tử trước thời điểm ngủ từ 1 - 2 giờ, có thể thay bằng các hoạt động khác như đọc sách. Việc giảm tác động từ ánh sáng xanh cũng sẽ giúp cải thiện các rối loạn về giấc ngủ.

Theo bác sĩ Nghĩa, ngoài thời gian sử dụng thiết bị điện tử, người lớn tuổi nên tham gia các hội nhóm chung sở thích, giữ liên lạc với người thân và bạn bè, suy nghĩ tích cực.

Duy trì lối sống giảm căng thẳng bao gồm tập thể lực, ăn uống lành mạnh và các bài tập thư giãn (hít thở sâu, thiền), ngủ nghỉ đầy đủ, đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có biểu hiện bất thường để có thể duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng.

Bác sĩ Trần Duy Tâm - Bệnh viện Tâm thần (TP.HCM) - cho hay việc sử dụng Internet và máy tính đã ăn sâu vào xã hội đương đại, thay đổi lối sống nhiều hơn bất kỳ phương tiện công nghệ nào.

Nghiện Internet có thể gây ra nhiều tác hại cả về thể chất lẫn tinh thần: đau nhức cơ thể, hội chứng ống cổ tay, mất ngủ, các vấn đề thị lực, tăng/giảm cân. Những ảnh hưởng về cảm xúc có thể bao gồm: trầm cảm, không trung thực, lo lắng, cô lập xã hội, hung hăng và cảm xúc không ổn định.

Đối với người lớn cần hài hòa giữa hoạt động giao tiếp, sinh hoạt thể chất, giải trí ngoài trời. Cải thiện cuộc sống vợ chồng, điều chỉnh sự thiếu hài hòa trong tình dục. Hạn chế sử dụng Internet vào những thời điểm nhất định trong tuần để giảm nguy cơ nghiện.

Gia đình cần dành nhiều thời gian cho người lớn tuổi

Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa khuyên các thành viên trong gia đình nên dành thời gian cho người cao tuổi, khuyến khích họ tham gia du lịch, đi chùa hay nhà thờ, mua sắm, thăm họ hàng, bạn bè, tích cực tập luyện thể thao, từ đó gắn bó hơn với gia đình và xã hội, được thể hiện bản thân và giúp đỡ mọi người.

Tuy nhiên nếu những nỗ lực này từ phía gia đình thất bại, có thể người cao tuổi đang có những vấn đề về mặt tâm lý, tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm... và cần được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu để được đánh giá và can thiệp phù hợp.

Nếu không nhận được sự chữa trị kịp thời, tình trạng có thể diễn tiến nặng nề hơn, khó điều trị, gây tàn phế về mặt chức năng, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, thậm chí thúc đẩy diễn tiến của các bệnh lý nền như sa sút trí tuệ.

Gen Z sức khỏe kém vì thiếu ngủ, thức khuya xài điện thoại

Thói quen dùng thiết bị điện tử vào ban đêm dẫn đến thiếu ngủ vì ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu là tình trạng phổ biến của giới trẻ hiện nay. Nhiều trường hợp bị rối loạn lo âu, rối loạn sinh hoạt, giấc ngủ kém...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar