12/11/2019 14:34 GMT+7

Giới trẻ dùng điện thoại 13 tiếng/ngày, Hàn Quốc mở trại cai nghiện

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO – Nhiều bạn trẻ Hàn Quốc biết rõ mình bị nghiện sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) nhưng không thể ngừng lại. Các trại "thanh lọc" (detox) được xem là cứu cánh duy nhất, nơi học viên chỉ tốn tiền ăn uống.

Giới trẻ dùng điện thoại 13 tiếng/ngày, Hàn Quốc mở trại cai nghiện - Ảnh 1.

Hai nữ sinh Hàn Quốc chăm chú xem cách tạo kiểu tóc mới trên smartphone trong một quán cà phê ở Seoul - Ảnh chụp màn hình CNN

Đồng hồ điểm 4 giờ sáng, cô nữ sinh 16 tuổi Yoo Chae Rin giật mình nhận ra đã xài điện thoại hơn 13 tiếng và chỉ còn chưa đầy 3 tiếng nữa là đến giờ đi học. "Ngay cả khi em biết mình nên cất điện thoại và đi ngủ, em vẫn tiếp tục. Em không dừng lại được và quyết định thức luôn đến sáng".

Có hàng ngàn bạn trẻ như Yoo ở Hàn Quốc hiện nay, nhưng Yoo có thể khác số đông ở một điểm: em đăng ký vào một trung tâm của chính phủ dành riêng cho những người trẻ không thể tự đặt điện thoại xuống.

Với một số phụ huynh, đưa con vào trại là phương sách cuối cùng và nếu nó không có tác dụng, họ sẽ buông xuôi và phó mặc.

Hoàn toàn miễn phí

Tỉ lệ sở hữu smartphone của Hàn Quốc thuộc tốp đầu thế giới, với 98% thanh thiếu niên có ít nhất 1 smartphone. Thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc (MSIT) cho thấy có khoảng 30% thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi nằm trong diện "nghiện điện thoại quá đến mức không thể tự kiểm soát được mức độ sử dụng".

Để giải quyết thực trạng này, bắt đầu từ năm 2007, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thí điểm các trại cai nghiện internet cho thanh thiếu niên. Đến năm 2015, trước sự bùng nổ của smartphone, các lớp cai nghiện điện thoại được bổ sung.

Theo đài CNN, chỉ tính riêng trong năm 2019, Hàn Quốc đã tổ chức được khoảng 16 trại trên cả nước cho hơn 400 học sinh trung học. Mỗi lớp có khoảng 25 học viên và do 1 giáo viên quản lý. Những trại cai nghiện này hoàn toàn miễn học phí, mỗi gia đình chỉ phải đóng 100.000 won (khoảng 84 USD) tiền ăn uống.

Giới trẻ dùng điện thoại 13 tiếng/ngày, Hàn Quốc mở trại cai nghiện - Ảnh 2.

Các học viên trong giờ học làm móng - Ảnh chụp màn hình CNN

Để giảm bớt cơn nghiện điện thoại, các học viên được đưa tham gia các hoạt động ngoại khóa và thám hiểm, các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, học đàn hay làm đồ thủ công và học các môn thể thao. Khoảng 30 phút trước khi đi ngủ, tất cả được yêu cầu ngồi thiền.

"Hầu như em nào mới vào đây cũng bắt đầu ngày đầu tiên với vẻ mặt không thể đau khổ hơn nữa. Nhưng từ ngày thứ 3 thì mọi thứ thay đổi. Các em đi ra ngoài nhiều hơn để gặp các bạn khác", bà Yoo Soon Duk, giám đốc một trại cai nghiện smartphone chia sẻ với CNN.

"Ra trại"

Một tháng đi "cai nghiện" thực sự có ý nghĩa với nữ sinh Yoo. Em cho biết chỉ dùng điện thoại mỗi ngày khoảng 2 hoặc 3 tiếng, thay vì 6, 7 tiếng như trước. 

Giáo viên trong trung tâm đã giúp Yoo hiểu vì sao em không thể dứt ra khỏi smartphone: ngay khi chán với một ứng dụng, em lại mở sang một ứng dụng khác và tiếp tục dán mắt vào màn hình điện thoại.

Giới trẻ dùng điện thoại 13 tiếng/ngày, Hàn Quốc mở trại cai nghiện - Ảnh 3.

Những lời động viên của các phụ huynh gởi đến con em mình trong trại - Ảnh chụp màn hình CNN

Nhưng Yoo nói em không nghĩ những trại cai nghiện smartphone này thực sự hiệu quả với những người bị gia đình ép đi. "Em có quen hai bạn chung phòng. Ngày ra trại, họ thậm chí còn chẳng nói lời tạm biệt với em và những người khác mà chỉ chạy ào ra ngoài để lấy lại điện thoại".

Tiến sĩ Lee Jae Won, một bác sĩ tâm thần, đồng ý với câu chuyện của Yoo và cho rằng lợi ích lâu dài của trại phụ thuộc vào các học viên có chịu thay đổi thói quen sinh hoạt của họ hay không. "Những người vẫn không thể tự kiểm soát được mức độ sử dụng smartphone sau khi tham gia các trại này nên đi gặp bác sĩ", ông Lee khuyên chân thành.

Vì sao giới trẻ Hàn Quốc lại nghiện nặng?

Áp lực xã hội và kỳ vọng của cha mẹ được xem là nguyên nhân khiến nhiều thanh thiếu niên Hàn Quốc nghiện smartphone. Sau mỗi buổi học chính khóa, các em bị đẩy vào các lớp học thêm. Với một số trường hợp cá biệt gặp bi kịch trong cuộc sống gia đình, smartphone là thứ duy nhất giúp các em cảm thấy hạnh phúc.

"Em còn nhớ có một bạn đòi tự tử nếu không được dùng điện thoại. Bạn ấy nói smartphone là thứ duy nhất giúp bạn ấy cảm thấy kết nối được với thế giới", Yoo nhớ lại.

Người Hàn Quốc làm tang lễ giả để sống tốt hơn

TTO - Hơn 25.000 người Hàn Quốc đã tham gia các dịch vụ "tang lễ cho người sống" tại Trung tâm Trị liệu Hyowon kể từ 2012, với hi vọng cải thiện cuộc sống sau khi "cận kề" với cái chết.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Tổng thống Trump từng tuyên bố ông sẽ tiết lộ những người mua tiềm năng của TikTok trong vòng 2 tuần.

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Cán bộ phường ở Đà Nẵng tập huấn dùng AI giải quyết thủ tục hành chính

Một phường ở Đà Nẵng đã mời chuyên gia công nghệ AI hướng dẫn cán bộ phường, với mong muốn 'AI sẽ là trợ lý hành chính ảo' giúp giảm tải thủ tục, nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Cán bộ phường ở Đà Nẵng tập huấn dùng AI giải quyết thủ tục hành chính

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Dãy số trên thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào, nhìn thông tin có thể biết được mức hưởng.

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar