25/04/2024 12:08 GMT+7

Làm đường dích dắc giúp giảm tai nạn, bớt đốn hạ cây xanh?

Chuyện phải đốn hạ cây xanh khi xây dựng công trình luôn là bài toán đau đầu gây nhiều tranh cãi. Để hạn chế tình trạng "đốn hạ nhiều hơn bứng dưỡng", nhiều đề xuất được đưa ra nhằm bảo vệ tài sản quý giá của đô thị.


Đốn hạ cây xanh để làm làn đường xe đạp ở Singapore - Ảnh: THE STRAITS TIMES

Đốn hạ cây xanh để làm làn đường xe đạp ở Singapore - Ảnh: THE STRAITS TIMES

Đốn hạ cây xanh mở đường cho xe đạp

Năm ngoái, Singapore chặt nhiều cây lớn ở đại lộ Hougang 2 để làm làn đường xe đạp, theo nhật báo The Straits Times.

Cũng có người dân phản đối cách làm này, tuy nhiên những người khác lại cho rằng cần thiết phải chặt bỏ cây xanh để dành chỗ cho các công trình giao thông.

"Thật tốt khi mở rộng đường để xe cộ lưu thông thuận tiện và đặc biệt tốc độ phát triển đô thị không bị ảnh hưởng bởi các cây to", một người dân Singapore có ý kiến.

Tháng 3-2021, chính quyền bang Odisha, Ấn Độ thông báo họ đã đốn hạ hơn 185 triệu cây trong 10 năm qua để mở rộng đường. Tuy nhiên, số cây được trồng bù cho số bị đốn rất khiêm tốn, chỉ khoảng 16%.

Quá sốc vì một lượng lớn cây xanh bị chặt bỏ, các nhà hoạt động môi trường lên tiếng vì sự mất mát không thể bù đắp này.

"Tôi nghi ngờ chỉ hơn 5% cây được trồng còn sống, vì vậy chính quyền địa phương nên lựa chọn những phương án khác thay vì chỉ đốn hạ cây", báo Hindustan Times trích lời một nhà bảo vệ môi trường.

Một thẩm phán còn đề xuất: "Tại sao đường phải nằm trên một đường thẳng? Tại sao làm đường phải chặt cây? Nên làm đường theo dạng dích dắc giúp giảm tốc độ và tai nạn, lại hạn chế đốn cây".

Cây bị đốn hạ để làm đường ở bang Odisha, Ấn Độ - Ảnh: HINDUSTAND TIMES

Cây bị đốn hạ để làm đường ở bang Odisha, Ấn Độ - Ảnh: HINDUSTAND TIMES

Hạn chế xe cá nhân, tăng phương tiện công cộng

Ở Malaysia, vào năm 2016, Hội đồng thành phố đảo Penang có kế hoạch đốn hạ 33 cây xanh dọc tuyến đường Jalan Masjid Negeri để nâng cấp đường lên ba làn nhằm giảm ùn tắc giao thông, theo báo Daily Express.

Phản đối kế hoạch chặt cây, chủ tịch Hiệp hội người tiêu dùng Penang, ông Mohamed Idris cho rằng chặt cây để mở rộng đường có thể không giúp ích gì cho giao thông nếu người dân tiếp tục sử dụng xe cá nhân. Dân chúng nên sử dụng xe buýt để đi lại.

"Chính quyền địa phương nên giữ lại nhiều cây nhất có thể để tạo bóng mát cho người đi bộ. Giải pháp cho vấn đề giao thông thuận lợi không phải chặt cây mà nên khuyến khích người dân đi bộ và sử dụng phương tiện công cộng", báo Daily Express nhận xét.

Ở Mỹ cũng có chuyện chặt cây để phục vụ công trình xây dựng. Tháng trước, Đài CNN đưa tin Cục Công viên quốc gia Hoa Kỳ thông báo đang chuẩn bị đốn hạ gần 160 cây anh đào ở thủ đô Washington để sửa chữa các bức tường chắn sóng xuống cấp của thành phố này.

Và khoảng 300 cây xanh dự kiến bị chặt bỏ tại các khu vực xây dựng. Thay vào đó, hơn 450 cây, trong đó có 274 cây anh đào, sẽ được trồng lại khi hoàn thành dự án.

Mike Litterst, người phát ngôn của cục, cho biết: "Chúng tôi đang chặt bỏ 300 cây để làm dự án này, nhưng chúng tôi sẽ trồng lại".

Trong khi đó tại Thái Lan, năm 2022, bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quy định mới về bảo vệ hàng cổ thụ dọc xa lộ Chiang Mai-Lamphun, cấm chặt cây, đổ rác ở gốc cây, và các hoạt động xây dựng ở đó.

Dưới bài viết "Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình", bạn đọc Trương Kiệt bình luận: "Bê tông hóa là điều khó tránh ở đô thị lớn và thêm việc phát triển công trình ngầm thì cần phải đánh giá lại việc trồng cây trong đô thị, có nên thay thế các cây lớn bằng loại cây phù hợp hơn không?

Nếu chúng ta nghiên cứu được các công trình không ảnh hưởng tới cây xanh thì quá tốt. Nhưng ở đô thị, bài toán về thiệt hại kinh tế và thiệt hại cây xanh cần được tính toán thật kỹ".

Hơn 400 cây xanh trên tuyến metro số 2, có cách nào không phải đốn bỏ?

Để có mặt bằng làm tuyến metro số 2, phải di dời và đốn hạ 453 cây xanh. Những cây này hiện nay nằm dọc đường Cách Mạng Tháng 8, Lê Lai, Phạm Hồng Thái, Trường Chinh (TP.HCM).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Người dân và bộ đội biên phòng đã cứu thành công hai cậu cháu tắm biển Liên Chiểu, Đà Nẵng. Cách đây hai ngày khu vực biển này cũng từng xảy ra đuối nước làm hai người tử vong.

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Du thuyền trên Vàm Cỏ Tây ở Long An bốc khói, neo đậu gần nửa năm chưa thấy hoạt động

Bị chập điện, du thuyền neo trên sông Vàm Cỏ Tây ở khu vực bến tàu Tân An, Long An bốc khói nghi ngút. Vì sao du thuyền này gần nửa năm nay chưa hoạt động?

Du thuyền trên Vàm Cỏ Tây ở Long An bốc khói, neo đậu gần nửa năm chưa thấy hoạt động

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Nhiều bạn đọc là phụ huynh học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều), TP Cần Thơ bức xúc phản ánh về tình trạng vứt rác bừa bãi quanh cổng ngôi trường này từ nhiều năm qua.

Chả hiểu vì sao người dân cứ vứt rác quanh cổng trường Châu Văn Liêm, Cần Thơ

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Lực lượng chức năng đã làm việc với người đàn ông có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở bãi đá ven biển, gần khu vực danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Người đàn ông biến thái ở bờ biển Nha Trang bị gọi lên phường viết cam kết

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?

Một ô tô và hai xe máy đi qua tuyến đường chưa được nghiệm thu tại Tây Ninh thì bất ngờ bị sụt lún đường dẫn tới hư hỏng và người bị thương, ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?

Người bị thương, xe hư hỏng do lún đường ở Tây Ninh: Ai chịu trách nhiệm bồi thường?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar