21/04/2024 13:48 GMT+7

Cắt tỉa cây xanh mùa nắng nóng: Chỉ còn cây chẳng còn 'xanh'

Nhiều bạn đọc bức xúc việc IDICO lên kế hoạch cắt tỉa, tạo tán cây xanh 2 lần/năm, lần 1 từ tháng 4-5, lần 2 từ tháng 10-11 hằng năm, toàn rơi vào những tháng mùa khô, nắng nóng ở TP.HCM.

Một số cây xanh bị cắt trụi, gần như không còn lá - Ảnh: HỒNG ĐIỆP

Một số cây xanh bị cắt trụi, gần như không còn lá - Ảnh: HỒNG ĐIỆP

Trong khi nhiệt độ tại TP.HCM có lúc lên đến 38-39 độ C, bạn đọc Hồng Điệp phản ảnh với Tuổi Trẻ Online việc hàng cây xanh trên quốc lộ 1 (đoạn thuộc khu phố 1, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) bỗng dưng bị cắt trụi nhánh, có cây còn bị cắt trụi lá mấy ngày gần đây.

Nhiều bạn đọc cho biết thêm một số tuyến đường khác cũng rơi vào cảnh tương tự. Đồng thời bức xúc đặt câu hỏi: Tại sao cơ quan chức năng lại lên kế hoạch cắt tỉa, mé nhánh, tạo tán cân đối cây xanh 2 lần/năm, lần 1 từ tháng 4-5, lần 2 từ tháng 10-11 hằng năm, toàn những tháng mùa khô, nắng nóng ở TP.HCM?

Cứ vào mùa nắng là cắt tỉa cây xanh?

"Tôi ở gần công viên Hiệp Phú, quận 12, chẳng có lưới điện nào mà cây xanh cũng bị chặt trụi lủi đúng vào mùa nắng nóng kéo dài", bạn đọc Dung Lien cho biết.

Xót xa trước tình cảnh này, bạn đọc Bảy cho hay: "Nhiều nơi trong thành phố, đặc biệt tại quận Bình Tân, Tân Phú, quận 8, 11, cứ vài tuần lại thấy cắt tỉa cây xanh một lần. Lần sau cắt cụt hơn lần trước, trong khi thời tiết khắc nghiệt, trời nắng chang chang như đổ lửa".

"Không chỉ chỗ này, các tuyến đường và khu dân cư TP Thủ Đức cũng vậy. Cứ đến mùa nắng nóng là các cây xanh bị tỉa trụi hoặc cắt ngang. Cây xanh cắt tỉa sạch cành như vậy thì trồng cây làm chi?", bạn đọc Chương Phạm thông tin thêm.

Bạn đọc Thuấn lên tiếng: "Làm theo quy trình, một năm cắt hai lần, trong khi người dân đang cần bóng mát. Như vậy là máy móc, cần phải thay đổi quy trình này".

Nhiều bạn đọc thắc mắc sao không trồng cây xanh cách xa lưới điện mà cứ theo vòng luẩn quẩn trồng cho cao rồi chặt hạ thấp?

"Nếu trồng cây xanh trước khi có đường dây điện thì không nói, nhưng nếu trồng sau thì lẽ ra nên chọn loại cây phù hợp. Chứ trồng xong cắt trụi không còn lá thì mảng xanh ở đâu?", bạn đọc Long ý kiến.

Tài khoản Anp8 chia sẻ: "Đi các tuyến đường ở Củ Chi, Tỉnh lộ 2 thấy cây xanh cứ trồng dưới đường dây điện. Tại sao không trồng cách xa trụ điện mà cứ trồng dưới đường dây điện để rồi phải tốn công mé và cây không lớn được?".

Cùng chung quan điểm, bạn đọc Kim Hưng, Trương Kiệt đề xuất: Tốt nhất là ngầm hóa lưới điện thì mới có thể duy trì cây xanh đô thị cỡ lớn, còn không thì buộc phải tỉa cho đảm bảo an toàn điện, hoặc thay bằng các cây xanh đô thị cỡ nhỏ.

Chọn kỹ loại cây trồng trong đô thị

Trước tình trạng này, nhiều bạn đọc cũng đề nghị nên chọn loại cây xanh phù hợp với đô thị.

"Tôi thấy có nhiều loại cây xanh trồng trên đường phố hiện nay không phù hợp, ít tán lá như bò cạp vàng, bằng lăng tím... Nhiều nơi cây còi cọc, khó phát triển... Có nên thay những loại cây này bằng cây khác dễ trồng, dễ phát triển ở đô thị và có tán lá không?", bạn đọc Nga đề xuất.

Tương tự, bạn đọc Phan Tấn Phong bày tỏ: "Từ xa xưa tới giờ người ta trồng cây xanh đô thị là những loại cây chắc khỏe như sao, dầu, me... rễ ăn sâu vào lòng đất, xớ gỗ rất dai khó gãy, tét nhánh. Bây giờ đưa vào trồng các cây như muồng hoàng yến, chuông vàng... tuy có bông đẹp tán lá nhiều nhưng dễ gãy".

"Cây xanh đô thị mà trồng loại cây to lớn gây ảnh hưởng tới công trình ngầm và thiếu nguồn dinh dưỡng. Chưa kể mỗi khi gãy nhánh là gây hậu quả rất lớn như tai nạn thương vong. Cây trồng đô thị là loại cây nhỏ vừa phải, có bóng mát hoặc có hoa đẹp. Cây lớn chỉ nên trồng trong công viên", bạn đọc Trương Kiệt ý kiến.

Dưới bài viết “Hơn 400 cây xanh trên tuyến metro số 2, có cách nào không phải đốn bỏ?”, nhiều bạn đọc bày tỏ xót xa nếu như số cây xanh trên bị đốn hạ.

“Xót cây quá. Cả TP.HCM và Hà Nội đều quá thiếu cây xanh, ngày càng ít", bạn đọc Lê Duy chia sẻ.

"Tui thấy sẽ rất lãng phí nếu đốn bỏ khoảng 400 cây xanh, trong khi chủ trương trồng 1 tỉ cây xanh đang chưa hoàn thành trên cả nước. Trong thành phố hiện nay thiếu gì chỗ có thể dời 400 cây xanh này về đó", bạn đọc Thuận Đức Nguyễn viết.

"Mấy thế hệ trôi qua mới có hàng cây xanh để che bóng mát cho thành phố thêm xanh, giờ toàn bê tông, du khách đến chỉ thấy bê tông sắt thép thì còn gì. Hãy giữ lấy cây xanh để con cháu chúng ta còn môi trường xanh mát mẻ mà sinh sống", bạn đọc Bui Van Dung chia sẻ.

LÊ NHƯ

Vì sao hàng cây xanh ở quận Bình Tân bị cắt trụi lủi giữa lúc nắng nóng?

Hàng cây xanh cho bóng mát trên quốc lộ 1 (TP.HCM) những ngày gần đây bỗng dưng bị cắt trụi lủi giữa những ngày nắng nóng gay gắt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm được kỳ vọng sẽ chấm dứt nạn dạy thêm, học thêm tràn lan.

Dạy 2 buổi/ngày miễn phí sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm?

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Công an đã bắt nhanh đối tượng Hòa là người đàn ông mặc áo đen, đội mũ bảo hiểm đỏ sử dụng vật lạ (giống roi điện) chích điện vào phụ nữ ở phường Dương Đông (TP Phú Quốc, Kiên Giang) gây xôn xao dư luận.

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar