31/05/2017 16:11 GMT+7

Làm ăn ở Trung Quốc, công ty nước ngoài vẫn bị xử ép

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Các công ty nước ngoài vẫn gặp khó trong việc kinh doanh ở Trung Quốc do bị đối xử bất công, theo một khảo sát công bố hôm nay (31-5).

Xe của hãng BMW (Đức) tại triển lãm Auto China 2016 ở Bắc Kinh - Ảnh: Reuters

Ngày mai (1-6), đại diện của Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ có cuộc thảo luận tại Brussels (Bỉ), trong đó nhấn mạnh về vấn đề thương mại hai chiều.

Trong thời gian qua, Bắc Kinh gặp nhiều sức ép về việc tạo ra một môi trường thuận lợi, tăng cường khả năng tiếp cận cho công ty nước ngoài.

Bắc Kinh bị tố cáo thường tuyên bố "luôn chào đón doanh nghiệp nước ngoài", nhưng trên thực tế các công ty nước ngoài thường phàn nàn về thái độ phân biệt đối xử mà họ bị hứng chịu.

Một khảo sát về niềm tin doanh nghiệp do Phòng thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc công bố ngày hôm nay (31-5) cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa thể khiến doanh nghiệp nước ngoài an tâm.

Hãng tin AFP dẫn thông tin cho biết có 49% trong số 570 doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết việc hoạt động ở Trung Quốc trở nên khó khăn hơn từ năm 2016, dù có giảm so với mức 56% của khảo sát năm 2015. Tuy nhiên có 45% nói rằng khó khăn ấy “vẫn như cũ”, so với 38% của năm 2015.

Trong cả hai năm khảo sát này, một tỉ lệ ổn định 6% nói rằng môi trường kinh doanh ở Trung Quốc được cải thiện.

Tuy vậy, có 54% người khẳng định công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang bị đối xử thiếu công bằng so với các đối thủ nội địa ở Trung Quốc.

Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong các quy định về môi trường, khi đa số các công ty từ châu Âu nói rằng doanh nghiệp nước ngoài là đối tượng bị luật pháp Trung Quốc làm nghiêm hơn so với công ty nội địa Trung Quốc.

Hơn một nửa số câu trả lời trong khảo sát cũng nói việc tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với doanh nghiệp của họ không hề tăng lên.

Ông Mats Harborn, chủ tịch của Phòng thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, nói thẳng: “Các công ty châu Âu không ngại việc cạnh tranh, họ chỉ muốn cạnh tranh trong môi trường công bằng mà thôi”.

Trong khảo sát nêu trên, đối tượng đa phần là những công ty nước ngoài đã hoạt động ở Trung Quốc hơn 10 năm. Một nửa trong số đó thừa nhận rằng họ ít được chào đón hơn so với thời điểm đầu tiên mới đặt chân đến mảnh đất châu Á này.

Hơn nữa, khảo sát cũng cho thấy 60% các công ty châu Âu lo ngại đối thủ Trung Quốc có thể bắt kịp “khoảng cách về sáng kiến”.

Ông Harborn phát biểu đầy ẩn ý về chuyện bảo hộ: “Các công ty Trung Quốc đang bắt kịp khoảng cách với công ty nước ngoài rồi. Chính phủ Trung Quốc nên cảm thấy thoải mái vì không còn cần phải bảo vệ các doanh nghiệp trong nước nữa”.

Cũng vì chuyện môi trường kinh doanh không công bằng mà 6 nước châu Âu do Đức dẫn dắt đã từ chối ký kết vào thỏa thuận trong dịp dự hội nghị về sáng kiến "Vành đai, Con đường" ở Bắc Kinh gần đây.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đưa ra các đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác diễn ra ở Malaysia.

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Thống kê cho thấy có 95 vụ cướp biển nhắm vào tàu thuyền ở khu vực châu Á trong sáu tháng đầu năm 2025, đặc biệt tập trung ở khu vực eo biển Malacca.

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Việc Houthi tái phát động các cuộc tấn công nhằm vào tàu Magic Seas và Eternity C tại Biển Đỏ dường như gửi đi thông điệp trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Netanyahu, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với Palestine.

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Washington cam kết duy trì hiện diện và tăng cường các mối quan hệ chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lưới điện lớn nhất nước Mỹ quá tải vì AI, nguy cơ hóa đơn điện tăng vọt

Nhà vận hành lưới điện lớn nhất nước Mỹ PJM Interconnection phục vụ 67 triệu người tại 13 bang đang khủng hoảng vì... trí tuệ nhân tạo (AI).

Lưới điện lớn nhất nước Mỹ quá tải vì AI, nguy cơ hóa đơn điện tăng vọt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar