16/04/2021 21:36 GMT+7

Lạc đà cũng được xét nghiệm thường xuyên phòng đại dịch mới bùng phát

DẠ THẢO
DẠ THẢO

TTO - Lạc đà nằm trong danh sách các loài động vật có khả năng gây đại dịch trong tương lai. Chính vì vậy, lạc đà đang được giám sát đặc biệt ở Kenya.

Lạc đà cũng được xét nghiệm thường xuyên phòng đại dịch mới bùng phát - Ảnh 1.

Lấy mẫu lạc đà trong khu bảo tồn thiên nhiên Kapiti để xét nghiệm PCR - Ảnh: AFP

Con lạc đà cao 2m, nặng 300kg gầm gừ, vùng vẫy trong lúc bị ba người ghìm chặt cổ, miệng và đuôi để bác sĩ thú y nhanh chóng lấy mẫu.

Bác sĩ Nelson Kipchirchir làm việc trong khu bảo tồn thiên nhiên Kapiti ở miền nam Kenya giải thích: "Lấy mẫu từ động vật rất khó vì bạn không biết chuyện gì có thể xảy ra. Nếu bạn làm nó đau, nó có thể đá hay cắn bạn".

Vào buổi sáng mù sương hôm ấy, một người không thoát khỏi cú đá dữ dội của lạc đà trong lúc lấy mẫu dịch mũi và máu trên 10 con trong 35 con lạc đà để đưa đi xét nghiệm PCR tìm virus hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV), chứng bệnh thuộc nhóm virus corona tương tự COVID-19.

GS bệnh truyền nhiễm Eric Fèvre ở ILRI và Đại học Liverpool (Anh) trao đổi với hãng tin AFP: Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, giới khoa học quan tâm nhiều hơn đến mọi thứ liên quan với virus và các bệnh lây truyền từ động vật.

MERS được phát hiện đầu tiên tại Saudi Arabia năm 2012, sau đó bùng phát thành dịch làm hàng trăm người chết từ năm 2012 - 2015, chủ yếu ở Saudi Arabia.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định virus MERS-CoV lây truyền sang người thông qua tiếp xúc gần với lạc đà.

Điều đáng lo ngại là MERS-CoV gây ra các triệu chứng tương tự COVID-19 nơi người (sốt, ho, khó thở) nhưng gây tử vong cao hơn (1/3 số bệnh nhân đã tử vong).

Đây là lý do vì sao Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI) thường xuyên lấy mẫu lạc đà trong khu bảo tồn thiên nhiên Kapiti.

Mẫu vật lấy từ lạc đà ở nhiều địa phương được đưa về phòng thí nghiệm của ILRI ở thủ đô Nairobi.

Tại đây, nhà sinh vật học Alice Kiyonga sử dụng ống bơm hút, thuốc thử và máy móc phân tích từng mẫu để tìm kiếm virus MERS-CoV.

Dự án nghiên cứu do chị phụ trách từ năm 2014 cho thấy kháng thể với MERS tồn tại trong 46% số lạc đà lấy mẫu nhưng chỉ 5% nơi những người tham gia thử nghiệm (6 ca dương tính trong 111 người nuôi lạc đà và công nhân lò mổ).

Nhà nghiên cứu Alice Kiyonga kết luận: "MERS-CoV ở Kenya hiện nay không dễ lây sang người so với MERS-CoV ở Saudi Arabia".

Lạc đà cũng được xét nghiệm thường xuyên phòng đại dịch mới bùng phát - Ảnh 2.

Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét cho thấy các hạt virus MERS-CoV bám trên bề mặt một tế bào bị nhiễm - Ảnh: NIAID

Điều ám ảnh giới nghiên cứu là bệnh MERS ở Kenya có thể dễ lây sang người hơn một khi xuất hiện các biến thể.

GS Eric Fèvre giải thích: "COVID-19 có các biến thể như biến thể B.1.1.7 (biến thể ở Anh). Đối với MERS cũng vậy, virus luôn biến đổi theo thời gian".

Năm ngoái, nhóm chuyên gia về đa dạng sinh học của Liên Hiệp Quốc (IPBES) đã cảnh báo đại dịch sẽ xảy ra thường xuyên hơn và gây tử vong nhiều hơn trong tương lai do quá trình tiếp xúc giữa động vật hoang dã, gia súc và con người ngày càng tăng vì môi trường bị tàn phá.

GS Eric Fèvre cảnh báo: "Điều quan trọng bây giờ là phải duy trì giám sát để chúng ta luôn sẵn sàng một khi dịch bùng phát".

WHO cảnh báo Campuchia bên bờ vực thảm họa đại dịch COVID-19

TTO - Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia cảnh báo Campuchia, láng giềng với Việt Nam, đang bên bờ vực thảm kịch quốc gia do dịch COVID-19 và kêu gọi người dân đón tết Khmer tại nhà.

DẠ THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar