25/04/2025 13:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lá sầu riêng, Cánh đồng hoang… được vinh danh tác phẩm tiêu biểu

Sáng 25-4, 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu của thành phố trong 50 năm qua đã được công bố. Trong đó có những tác phẩm quen thuộc với công chúng như Lá sầu riêng, phim Cánh đồng hoang, ca khúc Mùa xuân trên TP.HCM...

Lá sầu riêng - Ảnh 1.

Lá sầu riêng của Đoàn kịch nói Kim Cương được vinh danh tác phẩm sân khấu tiêu biểu - Ảnh tư liệu

Kết quả này có được từ chương trình bình chọn và tuyên dương các tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu của thành phố, hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Âm nhạc, sân khấu "áp đảo" với 7 tác phẩm mỗi thể loại

Bình chọn và tuyên dương 50 tác phẩm văn học nghệ thuật thành phố tiêu biểu được xem là hoạt động ý nghĩa nhằm trân trọng ghi nhận và biểu dương những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, góp phần tích cực vào quá trình phát triển bền vững của văn học nghệ thuật thành phố.

Từ lúc thành phố ban hành kế hoạch thực hiện tháng 9-2023 đến nay, công chúng đã nôn nao chờ đợi xem tác phẩm nào sẽ được vinh danh.

Kết quả, có 50 tác phẩm văn học nghệ thuật chính thức được công nhận, và 8 tác phẩm dự phòng.

Giao lưu với báo giới trong buổi công bố, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn chia sẻ về ca khúc có tuổi đời 45 năm Thành phố tình yêu và nỗi nhớ. Ông nhấn mạnh niềm vui lớn nhất của ông là tác phẩm của mình được lan tỏa sâu rộng trong quần chúng nhân dân. "Điều quý nhất là tác phẩm của mình đã trở thành đứa con của nhân dân" - ông Tuấn hạnh phúc nói.

Lá sầu riêng - Ảnh 4.

Các tác giả, nhà sản xuất có tác phẩm được vinh danh giao lưu cùng báo giới sáng 25-4 tại Nhà văn hóa Thanh Niên - Ảnh: NGUYỄN THANH HIỆP

Còn tác giả Hữu Danh không giấu được niềm vui khi vở hát bội Lê Công kỳ án mà ông sáng tác được vinh danh.

Đây là vở diễn khắc họa "vị thần" trong lòng bà con Nam Bộ, Tả quân Lê Văn Duyệt. Điều khiến ông sung sướng là bấy lâu nay hát bội ở đình, miếu chỉ hát tuồng tích Tàu, Hữu Danh đã mạnh dạn sáng tác tuồng hát bội sử Việt và hiện tại vở được biểu diễn nhiều ở đình. Có thể xem đó là bước "đột phá" trong tuồng tích của hát bội.

50 tác phẩm được chia đều ở nhiều lĩnh vực. Trong đó âm nhạc và sân khấu chiếm số lượng tác phẩm nhiều nhất.

Lá sầu riêng, Cánh đồng hoang… được vinh danh tác phẩm tiêu biểu - Ảnh 4.

Phim Cánh đồng hoang được vinh danh tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu - Ảnh tư liệu

Điều quý giá là khi tác phẩm trở thành đứa con của nhân dân

Bà Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao TP.HCM, cho biết quá trình bình chọn được thực hiện rất chặt chẽ, công khai, nghiêm túc và khách quan.

Việc bình chọn trải qua ba cấp hội đồng với sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn có uy tín. 

Từ hội đồng sơ khảo với 91 tác phẩm ở nhiều lĩnh vực được đề cử, đến hội đồng đề cử chuyên ngành đã cân nhắc, xem xét còn 87 tác phẩm.

Trong quá trình đó, nhằm tạo sự đồng thuận cao các tác phẩm này còn được đưa ra công khai để lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân thông qua hình thức bầu chọn trên nền tảng số.

Bước cuối cùng là hội đồng bình chọn cấp thành phố. Hội đồng đã bỏ phiếu kín và thống nhất đề xuất lãnh đạo thành phố công nhận 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật chính thức và 8 tác phẩm dự phòng.

50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

Âm nhạc: Mùa xuân trên TP.HCM (sáng tác: Xuân Hồng), Tiếng hát từ thành phố mang tên Người (nhạc: Cao Việt Bách, lời: Đăng Trung, Cao Việt Bách), Thành phố tình yêu và nỗi nhớ (nhạc: Phạm Minh Tuấn, thơ: Nguyễn Nhật Ánh), Đất nước trọn niềm vui (sáng tác: Hoàng Hà),

Bên tượng đài Bác Hồ (nhạc: Lư Nhất Vũ, lời: Lê Giang), Một đời người một rừng cây (sáng tác: Trần Long Ẩn), Giao hưởng số 6 "Sài Gòn 300 năm" (sáng tác: Nguyễn Văn Nam).

Sân khấu: vở cải lương Người ven đô (tác giả: Minh Khoa, chuyển thể: Nguyễn Gia Nghiệm, đạo diễn: Minh Trị), vở kịch nói Lá sầu riêng (tác giả: Hoàng Dũng, đạo diễn: NSND Ngô Y Linh - NSND Kim Cương), vở cải lương Tiếng trống Mê Linh (tác giả: Việt Dung - Vĩnh Điền, đạo diễn: NSND Ngô Y Linh),

Vở hát bội Lê Công kỳ án (tác giả: NSND Hữu Danh, đạo diễn: Nguyễn Hoàn), vở cải lương Rồng phượng (tác giả: Lê Duy Hạnh, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu), À ố show (Lune Production) và vở kịch nói Dạ cổ hoài lang (tác giả: NSƯT Thanh Hoàng, đạo diễn: NSƯT Công Ninh).

Điện ảnh: phim Cánh đồng hoang (đạo diễn: Nguyễn Hồng Sến), Ván bài lật ngửa (đạo diễn: Lê Hoàng Hoa), Vị đắng tình yêu (đạo diễn: Lê Xuân Hoàng), ký sự truyền hình Mê Kông ký sự (tổng đạo diễn: NSND: Phạm Khắc, đạo diễn: Dư Kim Hoàng, Lý Quang Trung, Nguyễn Hoàng), phim Ngọc trong đá (đạo diễn: Trần Cảnh Đôn), Biệt động Sài Gòn (đạo diễn: NSND Long Vân).

Kiến trúc: Đền tưởng niệm Vua Hùng TP.HCM (KTS Nguyễn Trường Lưu), Đền tưởng niệm Bến Dược, Củ Chi (KTS Khương Văn Mười), Nhà thiếu nhi và quần thể công trình Nhà thiếu nhi TP.HCM (KTS Nguyễn Trường Lưu), Nhà hát Hòa Bình quận 10, Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM (KTS Nguyễn Trung Kiên).

Múa: Mâm vàng Cửu Long (NSND Thái Ly), Chuyện tình non sông (NSND Vũ Việt Cường, NSND Trần Kim Quy), Huyền thoại rừng Sác (kịch bản, biên đạo: Huỳnh Quang Trí, âm nhạc: Đức Trịnh), Trắng đen (Ánh sáng và bóng tối ) (kịch bản, biên đạo: NSND Tô Nguyệt Nga, âm nhạc: Ca Lê Thuần), Mùa sen nở (NSND Hoàng Phi Long).

Mỹ thuật: Tượng Bác Hồ với thiếu nhi (nhà điêu khắc Diệp Minh Châu), tượng đài Mẹ Tổ quốc và chiến sĩ vô danh (nhà điêu khắc Nguyễn Hải), tranh Thanh niên thành đồng (họa sĩ Nguyễn Sáng), tượng Nguyễn Tất Thành (nhà điêu khắc Phạm Mười), bộ tranh gốm Đền Bến Dược (nhóm tác giả).

Nhiếp ảnh: Mẹ con ngày gặp mặt (Lâm Hồng Long), sách ảnh thời chiến (Lâm Tấn Tài), Bí thư Võ Văn Kiệt trao cờ xuất quân cho tuổi trẻ TP.HCM (Thiên Điểu), sách ảnh Sài Gòn ngoan cường (Nguyễn Á), sách ảnh Vượt qua bóng tối (Trần Thế Phong).

Văn học: Quê hương Địa Đạo (nhà thơ Viễn Phương), Bàn thờ tổ của một cô đào (nhà văn Nguyễn Quang Sáng), Ở R - Chuyện kể sau 50 năm (nhà văn Lê Văn Thảo), Mắt biếc (nhà văn Nguyễn Nhật Ánh), tập thơ Thì thầm với dòng sông (nhà thơ Hoài Vũ).

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số: sách văn học Học tập tấm gương đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách đoàn kết dân tộc (chủ biên: tiến sĩ Trần Thanh Pôn), sách Người Chăm với Bác Hồ (chủ biên: tiến sĩ Phú Văn Hẳn), thư pháp Nhật ký trong tù (chủ biên: Nghệ nhân thư pháp Trần Xuyên), tuyển tập thư pháp Thực hiện di chúc Bác Hồ 1969-2019 (chủ biên: Nghệ nhân nhân dân Trương Lộ), Nét đẹp văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP.HCM (Lưu Kim Hoa).

50 công trình kiến trúc tiêu biểu phía Nam có đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi, Trường Nguyễn Văn Tố

50 công trình kiến trúc tiêu biểu của 34 tỉnh, thành phía Nam (từ Quảng Trị trở vào) được Hội Kiến trúc sư Việt Nam vinh danh.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar