29/07/2014 07:59 GMT+7

Kỳ thi quốc gia: Phải tính đường dài, có lộ trình căn cơ

NGỌC HÀ thực hiện
NGỌC HÀ thực hiện

TT - Đó là khẳng định của GS Phạm Minh Hạc - nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT - khi bàn về “Phương án nào cho một kỳ thi quốc gia?”.

Phóng to
GS Phạm Minh Hạc - Ảnh: Vĩnh Hà

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Phạm Minh Hạc chia sẻ:

- Trước khi tiến hành đổi mới kỳ thi quốc gia, điều cần làm ngay là Bộ GD-ĐT phải có tài liệu chính thức đánh giá lại 14 năm qua, từ khi bắt đầu bước sang thế kỷ 21, thi cử của chúng ta được tiến hành thế nào, cái gì tích cực cần phát huy, cái gì hạn chế cần rút kinh nghiệm. Tài liệu ấy cũng phải nhìn nhận sòng phẳng, cầu thị xem các nước trên thế giới, đặc biệt các nước tiên tiến, họ đã thay đổi thi cử ra sao. Quan trọng không kém là đặt trong bối cảnh nước ta hiện nay, đặc biệt sau khi có nghị quyết trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì lộ trình đổi mới nên xác lập thế nào? Tài liệu chính thức này của Bộ GD-ĐT với điều kiện hiện nay chúng ta đủ sức làm trong ba tháng là xong.

"Thay đổi liên tục trong giáo dục, giật cục và không có tính tiếp nối thật sự làm nhân dân mệt mỏi, thầy cô giáo mệt mỏi, học sinh hoang mang, chán ngán. Nói một cách khoa học nhưng khôi hài và đau đớn thì chả lẽ cứ để học sinh làm chuột bạch mãi sao?"

GS PHẠM MINH HẠC

Đổi mới kỳ thi quốc gia, kỳ thi quyết định bước ngoặt vào đời của thế hệ trẻ là việc nghiêm túc, đặc biệt quan trọng với quốc gia, dân tộc và sẽ ảnh hưởng đến tận từng gia đình, từng phụ huynh, từng học sinh nên không thể để những người không có chuyên môn, không có thời gian suy nghĩ đưa ra những phát biểu ngẫu hứng là xong.

* Hiện tại phụ huynh, học sinh đang thấp thỏm trước thông tin sáp nhập hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Với kinh nghiệm nhiều năm làm quản lý giáo dục, giáo sư có cho rằng đây là đổi thay tất yếu để ngành giáo dục cất cánh sau nhiều năm cứ lấn cấn mãi với việc tổ chức đến hai kỳ thi quốc gia cồng kềnh chỉ cách nhau tròn một tháng?

- Nghe qua thì thấy việc nhập hai kỳ thi vào làm một sẽ làm thi cử gọn nhẹ hơn, dễ dàng hơn. Nhưng là người làm giáo dục mấy chục năm, tôi hiểu việc thực hiện không hề đơn giản. Đổi mới thi cử nhất định không thể tổ chức hai kỳ thi liền kề tốn kém như năm 2014 vẫn làm, mà Bộ GD-ĐT có thể đặt ra quy chế chung, chứ không xắn tay vào từng việc cụ thể như bây giờ. Xét đến cùng, để vào đời, dù không học ĐH, người ta cũng cần có chứng chỉ đã qua 12 năm học phổ thông. Trường THPT, cao hơn là sở GD-ĐT có quyền, đủ trách nhiệm để cấp chứng chỉ này mà không phải thông qua những đánh giá cồng kềnh, tốn kém của kỳ thi quốc gia lâu nay bị kêu ca quá nặng nề.

Nghĩa là việc cấp chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông nên giao cho địa phương, còn việc thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì các trường phải được tự quyết. Luật giáo dục ĐH đã quy định các trường ĐH, CĐ được hưởng nhiều quyền tự chủ, trong đó có tự chủ tuyển sinh. Không ai có thể không thực hiện luật đã được Quốc hội thông qua, không ai cao hơn luật được. Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới thi cử nói riêng phải có bản lĩnh, tính toán đường dài, đề ra lộ trình căn cơ, không thể tùy tiện, cũng không thể chỉ chạy theo dư luận chung chung.

* Đường dài cho đổi mới thi cử nên được hiểu thế nào, thưa giáo sư?

- Nhìn xa hơn, nghị quyết trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã xác định chỉ vài năm nữa sẽ thực hiện giáo dục bắt buộc chín năm, bảo đảm cho học sinh học hết lớp 9 có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng phân luồng mạnh sau THCS. Nghĩa là bây giờ thì cần chứng chỉ 12 năm, nhưng vài năm nữa người ta chỉ cần chứng chỉ tốt nghiệp hệ phổ thông chín năm bắt buộc là tự tin vào đời. Còn những ba năm THPT sẽ chỉ khuôn lại hướng nghiệp để học sinh học tiếp ĐH, CĐ. Gần 20 năm qua, vấn đề hướng nghiệp đã được đặt ra nhưng ta chưa đạt được kết quả gì đáng kể. Ngay trong năm 2014, vẫn có những tỉnh đặt ra mục tiêu 90% học sinh THCS tiếp tục vào lớp 10 phổ thông. Bao quát đường dài đó để thấy rằng nếu sáp nhập hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vào làm một thì những đổi mới ấy cũng chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn trong chừng vài ba năm, rồi những lứa học sinh sau tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi khác nữa.

Nghị quyết trung ương đã đặt ra mục tiêu thay đổi hệ thống giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc chín năm - đó là sự thay đổi có tính lịch sử của giáo dục VN, giống như những năm 1950, thời tôi học phổ thông, giáo dục phổ thông cũng chuyển từ 12 năm xuống chín năm vậy. Như vậy, đổi mới thi cử cho năm tới cũng phải nằm trong lộ trình đổi mới dài hơi này. Đừng chỉ nói năm 2015 thi thế nào mà hãy công bố sớm cho người dân được biết lộ trình đổi mới thi trong 10-20 năm tới ra sao, và những thay đổi hiện tại sẽ đóng góp gì cho những đổi mới quyết liệt hơn nữa sau này.

Sẽ thành lập trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia

Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch hành động của ngành GD-ĐT nhằm triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Một trong chín nội dung hành động mà Bộ GD-ĐT đề cập trong kế hoạch là đổi mới phương pháp dạy học, thi và đánh giá. Trong đó Bộ GD-ĐT đặt ra kế hoạch sẽ thành lập trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia để triển khai việc đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, tiến tới một kỳ thi quốc gia để xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH-CĐ, định kỳ đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông cấp tỉnh, cấp quốc gia, tham gia đánh giá quốc tế.

Ngoài ra bộ cũng sẽ thành lập trung tâm đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc gia để đánh giá chất lượng đầu ra của các chương trình, khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ của VN; tiếp tục nghiên cứu để thành lập các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập, xây dựng quy chế để từ năm học 2015-2016 tổ chức kiểm định chất lượng các cơ sở GD-ĐT và các chương trình đào tạo.

Phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia dự kiến vào năm 2015 cũng là một trong những nội dung thảo luận tại hội nghị tổng kết năm học 2013-2014 và thảo luận về nhiệm vụ năm học mới do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm nay (ngày 29-7).

VĨNH HÀ

NGỌC HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Được ghi nhận là khối ngành đón rất nhiều Thủ khoa DTU qua các năm với điểm số trung bình luôn trên 9 điểm/môn, khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn của Đại học (ĐH) Duy Tân đã có rất nhiều bứt phá trong hơn 5 năm trở lại đây.

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Năm nay, có gần 23.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá của Bộ Công an, tăng gần 5.000 thí sinh so với năm ngoái.

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học sẽ không phải đóng học phí.

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar