27/09/2021 09:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kinh tế trưởng WB chỉ ra lý do Việt Nam mất điểm sao

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội, do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì sáng 27-9, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Kinh tế trưởng WB chỉ ra lý do Việt Nam mất điểm sao - Ảnh 1.

Các chuyên gia quốc tế tham dự và góp ý tại tọa đàm - Ảnh: Quochoi.vn

Đây là tọa đàm lần đầu tiên được tổ chức trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Góp ý với chủ đề COVID-19: Kinh tế Việt Nam lấy lại ánh hào quang, ông Jacques Morisset - chuyên gia kinh tế trưởng và quản lý Chương trình kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam - đánh giá Việt Nam đã chuyển từ hạng sao xuống hạng dưới trung bình do tình hình y tế xấu đi, tiêm chủng chậm và yêu cầu hạn chế di chuyển nghiêm ngặt, các chính sách ứng phó về kinh tế có quy mô nhỏ và thiếu cân bằng, trợ giúp xã hội "rụt rè và hạn chế", ít hơn nhiều so với hầu hết các nước châu Á. 

Kinh tế trưởng WB chỉ ra lý do Việt Nam mất điểm sao - Ảnh 2.

 Đứt gãy chuỗi cung ứng do kiểm soát dịch thiếu thống nhất?

Theo bà Trần Thị Hồng Minh - viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - mặc dù Chính phủ ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội, thực hiện các biện pháp thuế, tín dụng, trợ cấp lao động… để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, song vẫn còn những thách thức lớn đặt ra gây rủi ro, gián đoạn chuỗi cung ứng đã làm tăng đáng kể chi phí của doanh nghiệp.

"Dù có nhiều nỗ lực cải thiện, công tác điều hành và chất lượng các văn bản chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, bất cập. Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tại các địa phương chưa cân nhắc hài hòa, đồng bộ các quy trình, biện pháp, một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế chưa đủ sức nặng cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp" - bà Minh đánh giá.

Đánh giá về thực trạng chuỗi cung ứng và khuyến nghị phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, ông Phạm Hồng Chương - hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân - cho rằng tác động của dịch COVID-19 và các biện pháp kiểm soát dịch đã và đang tác động lớn đến chuỗi cung ứng.

Nguyên nhân do quan điểm chống dịch lấy phòng hơn chống nên chuyển đổi trạng thái không kịp thời, bị động. Việc thực hiện giãn cách xã hội thiếu thống nhất ở các địa phương, cộng thêm các chuỗi cung ứng đều có nguyên nhân thiếu lao động, chậm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, chi phí tăng cao, lưu thông, và dịch vụ logistics bị đứt gãy.

Để đi vào trạng thái bình thường mới, chuyên gia của WB cho rằng cần rút ra các bài học kinh nghiệm. Theo đánh giá, tốc độ phục hồi phụ thuộc rất lớn với quy mô của các chương trình tiêm chủng, mặc dù xét nghiệm vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn chặn đại dịch. 

Dự báo, các quốc gia có chương trình tiêm chủng tích cực hơn dự kiến sẽ có mức tăng trưởng nhanh hơn vào năm 2021, gắn với tăng cường xét nghiệm hằng ngày.

4 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ông Jacques Morisset cũng khuyến nghị việc quản lý hạn chế di chuyển cần thông minh hơn, trên cơ sở giám sát chặt chẽ và chia sẻ thông tin để điều chỉnh các biện pháp hạn chế di chuyển, đơn giản hóa và điều phối các quy trình.

Để ổn định kinh tế vĩ mô, cần hướng sang chính sách tài khóa nhiều hơn và thực hiện chính sách tiền tệ ít hơn. Bởi theo đánh giá của WB, chính sách tài khóa là công cụ mà Chính phủ chưa sử dụng nhiều, nhưng lại có thể giúp kích cầu trong ngắn hạn và cung trong dài hạn, trong khi dư địa tài khóa trong hiện tại và ngắn hạn đều có thể thực hiện.

Trong khi đó, về các chính sách tiền tệ WB đánh giá Chính phủ sử dụng công cụ này nhiều hơn để hỗ trợ tạm thời cho doanh nghiệp, nhưng tương đối kém hiệu quả và có thể tăng rủi ro cho tài chính do nợ xấu tăng cao, thiếu minh bạch trong những gói giải cứu.

Với các chương trình trợ giúp xã hội, WB khuyến nghị cần hiệu quả hơn để giảm bớt gánh nặng kinh tế, trong đó Việt Nam cần tăng cường khả năng phục hồi thông qua một hệ thống trợ giúp xã hội mạnh mẽ và linh hoạt. 

Đơn cử, cần phân bổ thêm vốn cho các chương trình trợ giúp xã hội từ chính sách tài khóa; xây dựng một cơ quan đăng ký xã hội quy mô lớn và áp dụng kỹ thuật số để nhanh chóng xác định những người dễ bị tổn thương; mở rộng quy mô thanh toán điện tử để tiếp cận một cách hiệu quả những người thụ hưởng đã được xác định.

Đồng thời, đã đến lúc cần suy nghĩ và thực hiện những cải cách thể chế quan trọng để nâng cao hiệu quả/hiệu lực thực thi chính sách. Trong đó, cần tổ chức thể chế xung quanh một trụ cột vững chắc, đơn giản hóa các quy trình và thủ tục hành chính, sử dụng thông minh các công cụ thị trường, tăng cường thực thi các quy định pháp luật…

Chiến lược mới: Lưu thông, vận chuyển hàng hóa sẽ được hoạt động cả 4 cấp độ chống dịch

TTO - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" dự kiến sắp ban hành. Đây là văn bản quan trọng điều chỉnh toàn bộ chiến lược ứng phó dịch COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc đã đến tham quan Cảng quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An).

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Nhiều người thắc mắc vì sao không thấy tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông góp vốn sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt trên dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Ngày 20-5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với Nguyễn Văn Khánh, 29 tuổi, trú Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Sun Group được phép mở hãng bay vốn 2.500 tỉ, quy mô 31 máy bay

Sun PhuQuoc Airways được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Vốn đầu tư 2.500 tỉ đồng, quy mô 31 máy bay.

Sun Group được phép mở hãng bay vốn 2.500 tỉ, quy mô 31 máy bay

Nhiều doanh nghiệp Nhật háo hức nhập vải thiều Việt Nam

Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ nhiều thông tin về thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản trong chuyến thăm và làm việc tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

Nhiều doanh nghiệp Nhật háo hức nhập vải thiều Việt Nam

Đại biểu băn khoăn nguồn lực khoản vay đặc biệt lãi suất 0%, có thể phát sinh rủi ro

Chiều 20-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu băn khoăn với quy định về các khoản vay đặc biệt.

Đại biểu băn khoăn nguồn lực khoản vay đặc biệt lãi suất 0%, có thể phát sinh rủi ro
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar