25/04/2025 12:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kiev làm gì khi ông Trump mất kiên nhẫn?

Hòa đàm Ukraine bị ngưng trệ sau khi đàm phán tại London thất bại, Washington thể hiện thất vọng và đưa ra tối hậu thư, buộc Kiev phải lựa chọn giữa hòa bình hoặc tiếp tục chiến đấu.

Kiev - Ảnh 1.

Ngày 23-4, đại diện các nước Ukraine, Anh, Đức và Pháp đã nhóm họp tại London để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Ukraine - Ảnh: President.gov.ua

Cuộc đàm phán cấp chuyên gia tại London ngày 23-4 kết thúc với kết quả khiêm tốn là "thỏa thuận tiếp tục đàm phán", trong khi đó phía ông Trump ngày càng mất kiên nhẫn với lập trường cứng rắn của Kiev.

Tình hình căng thẳng leo thang khi ông Trump công khai chỉ trích ông Zelensky và đưa ra tối hậu thư trong bối cảnh Ukraine đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các quốc gia khác và đối mặt với áp lực chính trị trong nước.

Đàm phán London thất bại

Tại London, phái đoàn Ukraine từ chối thảo luận về các vấn đề lãnh thổ khi chưa có "lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện". Tổng thống Zelensky trước đó tuyên bố Ukraine sẽ đòi cho được tuyên bố ngừng bắn toàn bộ hoặc một phần.

Bộ trưởng Kinh tế Sviridenko cũng khẳng định: "Nhân dân chúng tôi sẽ không chấp nhận một cuộc xung đột đóng băng được ngụy trang dưới vỏ bọc hòa bình. Chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận sự chiếm đóng Crimea".

Sau đó, phái đoàn Ukraine đã có cuộc họp riêng với đặc phái viên Kellogg của ông Trump, không có sự tham gia của châu Âu. Ông Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Zelensky, nhắc lại rằng lệnh ngừng bắn phải là bước đầu tiên hướng tới việc bắt đầu đàm phán, trong khi ông Trump muốn đàm phán về hòa bình ngay lập tức mà không cần điều kiện từ Kiev.

Sự bất đồng này khiến ông Trump tức giận, sau đó đã đưa ra tối hậu thư cho Ukraine về kế hoạch hòa bình - "hoặc chấp nhận hoặc rời đi", thể hiện rõ trong bài viết của ông ngày 23-4. Đây là bài đáp trả bài viết của ông Zelensky trên trang nhất báo Wall Street Journal một ngày trước đó, khi ông Zelensky tuyên bố "Ukraine sẽ không công nhận việc chiếm đóng Crimea là hợp pháp".

Ông Trump viết: "Crimea đã mất từ nhiều năm trước dưới sự bảo trợ của Tổng thống Obama và thậm chí không phải là chủ đề để thảo luận. Không ai yêu cầu ông Zelensky công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga, nhưng nếu ông ta muốn Crimea, tại sao họ không chiến đấu vì nó 11 năm trước, khi nó được trao cho Nga mà không cần một phát súng nào?".

Ông Trump nhấn mạnh: "Tình hình của Ukraine đang rất tồi tệ - họ có thể có hòa bình hoặc phải chiến đấu thêm ba năm nữa trước khi mất toàn bộ đất nước... Tôi không có gì chung với Nga, nhưng có điểm chung với mong muốn cứu trung bình 5.000 lính Nga và Ukraine mỗi tuần phải chết chẳng vì lý do gì".

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cũng ra tuyên bố: "Đúng như Tổng thống Trump nhận xét, Tổng thống Obama năm 2014 đã cho phép Nga chiếm Crimea... Đội ngũ của tổng thống (Trump) đã giành nhiều thời gian và nỗ lực để chấm dứt cuộc chiến. Người đóng thuế Mỹ đã tài trợ hàng tỉ đô la cho những nỗ lực này. Đủ rồi. Tổng thống thất vọng, sự kiên nhẫn của ông đang cạn kiệt... Tổng thống Zelensky đang đi sai hướng".

Ngoại trưởng Mỹ Rubio đã cảnh báo Ukraine nếu các cuộc đàm phán do Mỹ dẫn đầu thất bại, Ukraine có thể phải đối mặt với các điều khoản cứng rắn hơn từ Nga. Ông nói thêm, nếu hòa đàm không có tiến triển, Washington có thể phải chuyển sang các vấn đề khác vì "có rất nhiều sự việc quan trọng đang diễn ra trên thế giới".

Áp lực trong nước và quốc tế

Trong bối cảnh quá trình hòa đàm bị đình trệ, ông Zelensky lại đến Nam Phi ngày 24-4 trong chuyến thăm mà ông mô tả trên X: "Nhằm đưa các nước G20 tham gia chặt chẽ hơn vào các nỗ lực ngoại giao, thắt chặt quan hệ văn hóa, giáo dục; hy vọng Nam Phi tham gia vào liên minh đưa trẻ Ukraine bị Nga bắt đi trở về nước".

Điều đáng chú ý là quan hệ Mỹ - Nam Phi đang không êm đẹp do Washington chỉ trích Nam Phi kỳ thị người da trắng.

Trong nước, các đối thủ chính trị của ông Zelensky đang gây áp lực tại Quốc hội Ukraine. Phe Đoàn kết châu Âu của cựu tổng thống Poroshenko yêu cầu triệu tập phiên họp đặc biệt của quốc hội với sự tham gia của ông Zelensky cùng các bộ trưởng Sybiga và Umerov, những người trực tiếp tham gia đàm phán. Họ yêu cầu ông Zelensky trình bày kế hoạch hòa bình của Ukraine và đặt câu hỏi: Liệu thỏa thuận khoáng sản còn là một phần của kế hoạch này hay không?

Ukraine còn gia tăng căng thẳng với Trung Quốc khi Bộ Ngoại giao nước này triệu tập đại sứ Trung Quốc để "trình bày bằng chứng về sự tham gia của Trung Quốc trong cuộc chiến và các công ty Trung Quốc trong việc sản xuất sản phẩm quân sự của Nga". Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả rằng họ "kiên quyết phản đối những cáo buộc vô căn cứ và thao túng chính trị".

Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov trong trả lời phỏng vấn báo Pháp Le Point đã nêu quan điểm chính của Nga: Ukraine phải rút quân khỏi các khu vực Novorossiya và Donbass đã trở thành một phần của Nga để chấm dứt xung đột; Nga không coi việc đặt ra thời hạn cho ngừng bắn là phù hợp; việc từ chức của ông Zelensky không nằm trong yêu cầu của Nga, nhưng bất kỳ tài liệu nào do ông này ký đều có thể bị thách thức do "tính bất hợp pháp" của ông Zelensky.

Đáng chú ý, ông Peskov cũng cho biết nếu Mỹ nắm quyền kiểm soát mạng lưới khí đốt nối Nga với châu Âu, Gazprom sẵn sàng thảo luận về hợp đồng cung cấp khí đốt với chủ sở hữu mới, và Nga thấy một số nước châu Âu sẵn sàng mua khí đốt từ Nga.

Căng thẳng Ukraine - Mỹ gia tăng

Khảo sát mới từ Viện Xã hội học quốc tế Kiev cho thấy sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của người dân Ukraine về tổng thống Mỹ. Trong khi 54% người Ukraine coi việc ông Trump trở thành tổng thống là tin tốt vào tháng 12-2023, thì đến tháng 3-2024 con số này đã giảm mạnh, với 73% cho rằng đây là điều tồi tệ.

Cùng với đó, việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cảnh báo Mỹ không còn có thể là bên bảo đảm duy nhất cho an ninh của châu Âu đã gửi thông điệp mạnh mẽ đến các đồng minh châu Âu về việc cần chia sẻ gánh nặng hơn trong vấn đề Ukraine.

Ông Trump gửi thông điệp cứng rắn đến ông Putin: Hãy dừng lại

Ông Trump gửi thông điệp cứng rắn tới Tổng thống Nga Vladimir Putin sau vụ tấn công mới nhất vào thủ đô Kiev của Ukraine bằng tên lửa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trong sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia - nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar