17/04/2020 19:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu các lô gạo đã đưa vào cảng trước ngày 24-3

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - Trong thông cáo gửi cơ quan báo chí chiều 17-4, Tổng cục Hải quan cho biết để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì cần phải giải quyết cho những lô gạo đang tồn tại cảng chưa xuất được.

Kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu các lô gạo đã đưa vào cảng trước ngày 24-3 - Ảnh 1.

Tàu Đức Đạt 6666 chở gạo chờ xuất khẩu, đã neo đậu tại cảng Mỹ Thới, TP Long Xuyên, An Giang từ 31-3 đến nay, mỗi ngày thiệt hại trên 45.000 USD - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo đó, Tổng cục Hải quan đã kiến nghị Thủ tướng cho phép xuất khẩu các lô hàng gạo đã đưa vào cảng trước ngày 24-3 nhưng chưa đăng ký tờ khai hải quan trong tháng 4.

Theo phản ảnh của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tổng lượng gạo đang được lưu giữ tại khu vực các cửa khẩu là 146.453 tấn, số lượng gạo xuất khẩu sẽ trừ vào hạn ngạch xuất khẩu.

Việc gạo tồn ở cảng sẽ được doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cảng, cơ quan hải quan xác nhận trước khi cho xuất khẩu.

Tổng cục Hải quan kiến nghị Thủ tướng phê duyệt số lượng gạo được phép xuất khẩu, không bao gồm gạo nếp và định hướng lộ trình, tiến độ xuất khẩu; trên cơ sở đó giao Bộ Công thương lựa chọn phương án tối ưu để trình Thủ tướng phê duyệt.

Tổng cục Hải quan đề xuất triển khai một trong các phương án sau:

Phương án 1: Giao Bộ Công thương tổ chức bán đấu giá hạn ngạch xuất khẩu gạo (tương tự như việc đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường đã và đang được Bộ Công thương triển khai), theo đó bộ này công bố công khai hạn ngạch gạo được xuất khẩu và chia thành các gói đấu giá.

Các doanh nghiệp được phép tham gia đấu giá nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại nghị định 107 hoặc đã trúng thầu cung cấp gạo, đã ký hợp đồng và hoàn thành việc giao gạo cho Cục Dự trữ nhà nước khu vực.

Đồng thời, doanh nghiệp phải ký thỏa thuận với tối thiểu 1 hệ thống siêu thị về việc đảm bảo cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu, thì sẽ được giải quyết thủ tục xuất khẩu.

Phương án 2: Giao Bộ Công thương phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh gạo theo quy định tại nghị định số 107 năm 2018.

Để đảm bảo công khai, minh bạch cũng như cần có thời gian để Tổng cục Hải quan mở lại hệ thống khi ban hành quyết định phân bổ hạn ngạch xuất khẩu, Bộ Công thương cần thống nhất với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) về thời điểm bắt đầu áp dụng để thông báo công khai cho các doanh nghiệp biết và thực hiện.

Cách giao hạn ngạch của Bộ Công thương khiến doanh nghiệp bị động

Cũng trong thông cáo trên, Tổng cục Hải quan cho rằng doanh nghiệp không chủ động được phương án kinh doanh khi thực hiện quyết định 1106 ngày 10-4 của bộ trưởng Bộ Công thương về hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn gạo.

Bởi qua theo dõi, thống kê năm 2019, cả nước đã có 257 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo với tổng lượng xuất khẩu là 6,37 triệu tấn, đạt kim ngạch 2,81 tỉ USD.

Theo báo cáo của Bộ Công thương đến ngày 27-3, tổng lượng gạo các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ký hợp đồng nhưng chưa giao hàng là hơn 1,57 triệu tấn và các doanh nghiệp ngoài hiệp hội là 910 tấn. Đáng chú ý, trong đó lượng gạo phải giao từ nay đến 31-5 là gần 1,39 triệu tấn.

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, nhu cầu xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp là rất lớn, với 257 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, trong khi tổng lượng được xuất khẩu trong tháng 4 chỉ là 400.000 tấn.

Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thể đăng ký tờ khai xuất khẩu được.

Chính vì vậy, nếu quy định nguyên tắc quản lý hạn ngạch như hiện nay, nhất là hạn ngạch cấp theo tháng và doanh nghiệp nào đăng ký tờ khai trước thì được xuất khẩu trước đến khi hết hạn ngạch, dẫn đến doanh nghiệp sẽ bị động trong việc quyết định phương án kinh doanh.

Thêm nữa, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro khi xuất khẩu, không dám ký trước hợp đồng với đối tác khi chưa biết chắc có được đăng ký để xuất khẩu không.

Trường hợp ký hợp đồng có thể phải bị phạt vì không giao hàng đúng hợp đồng và có thể chịu các chi phí khác liên quan đến lưu tàu, lưu container, hàng tồn kho,…

Những rủi ro trên đây cùng với việc không đăng ký được tờ khai xuất khẩu cũng gây ra bức xúc cho doanh nghiệp.

Xuất khẩu gạo: Điều hành không minh bạch?

TTO - Việc thiếu minh bạch trong điều hành xuất khẩu gạo của các cơ quan chức năng đang gây nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nhiều DN bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng mỗi ngày do gạo vẫn đang nằm cảng chờ được xuất khẩu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang 2025 chính thức khai mạc, đánh dấu 17 năm thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia, với sự góp mặt của 330 gian hàng đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 vừa có công văn yêu cầu các điểm kinh doanh vàng miếng SJC trên địa bàn phải treo bảng, để người dân nhận biết đó là điểm bán vàng miếng.

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Bàn hàng trực tuyến mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng qua các KOL, KOC, nhà sáng tạo nội dung số… nhưng hàng Việt có đủ sức cạnh tranh hay không?

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất các địa phương sắp xếp các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện hiện nay thành các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đặt tại xã hoặc liên xã.

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar