20/05/2025 15:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

kịch thiếu nhi - Ảnh 1.

Bình Tinh thể hiện nhân vật Công chúa Mũi To ở Truyện thần tiên 3 của sân khấu Trương Hùng Minh - Ảnh: NVCC

Đến hiện tại, có khoảng 5 sân khấu đã chuẩn bị tung ra vở kịch thiếu nhi mới để phục vụ khán giả nhí.

Kịch thiếu nhi: Đầu tư giữ thương hiệu

Hè năm nay, mặc dù chỉ có độ 5-6 vở kịch thiếu nhi thôi nhưng các sân khấu khai thác khá rộng, tạo điều kiện cho khán giả nhí đi du lịch vòng quanh thế giới.

Nhà hát kịch Idecaf vẫn là đơn vị tiên phong, giữ vững "thương hiệu" với chương trình Ngày xửa ngày xưa không lỗi hẹn với khán giả mỗi khi hè về. Năm nay nhà hát lấy bối cảnh vở diễn là đất nước Hàn Quốc với vở kịch Hậu duệ Thần Mặt Trời (tác giả: Quang Thảo, đạo diễn: Đình Toàn).

Để tạo cho khán giả nhí thỏa sức tưởng tượng về một không gian đầy màu sắc, nhà hát đầu tư khá lớn vào cảnh trí và trang phục. Được biết kinh phí đầu tư của vở đã vượt hơn 800 triệu đồng.

Với câu chuyện về cuộc chiến đấu của người và yêu tinh, Hậu duệ Thần Mặt Trời quy tụ dàn diễn viên mạnh của Idecaf như Đình Toàn, Đại Nghĩa, Bạch Long, Thanh Thủy, Quang Thảo, Hoàng Trinh, Mỹ Duyên, Hồng Ánh, Quốc Thịnh, Trịnh Minh Dũng, Tuyền Mập, Đông Hải, Tâm Anh, Trà Ngọc, Cẩm Hò...

Mấy năm gần đây, "đội mạnh" tiếp nối Ngày xửa ngày xưa có thể kể đến là chương trình Truyện thần tiên của sân khấu Trương Hùng Minh. 

Năm nay chương trình bước vào số thứ ba với vở Công chúa mũi to và vương quốc Meo Meo (tác giả: Võ Tín, đạo diễn: Chánh Trực).

Nếu Hậu duệ Thần Mặt Trời lấy bối cảnh là xứ sở kim chi thì đạo diễn Chánh Trực cho biết Truyện thần tiên 3 khai thác không gian châu Âu, thời kỳ Phục hưng. Chuyện xảy ra ở một đỉnh núi, nơi đó có hai vương quốc đang xảy ra những xung đột.

"Trong vở diễn, chúng tôi nhấn mạnh bài học gửi đến các em không nên nói dối dù trong hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó, việc lấy không gian câu chuyện mang màu sắc huyền thoại sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi xây dựng những cung điện lộng lẫy, các hang động, thạch nhũ... làm nền cho một câu chuyện khá kịch tính để thu hút khán giả nhí!" - Chánh Trực chia sẻ.

Vở quy tụ hơn 50 diễn viên. Nhân vật chính Công chúa Mũi To trong vở sẽ do nghệ sĩ Bình Tinh thể hiện. Ngoài ra còn có các nghệ sĩ Minh Nhí, Lê Quốc Nam, Chánh Trực, Hoàng Mèo, Hứa Minh Đạt, Lê Nam, Tân Trề, Maika...

Suất đầu tiên sẽ diễn vào lúc 15h ngày 1-6. Trước mắt, sân khấu chốt lịch diễn 13 suất trong tháng 6.

kịch thiếu nhi - Ảnh 2.

Mỹ Duyên quen thuộc với khán giả nhí trong hình ảnh nàng công chúa của Ngày xửa ngày xưa. Với Hậu duệ Thần Mặt Trời, Mỹ Duyên là Thần Gió - Ảnh: Idecaf

Lùi sau 1-6, chờ diễn viên nhí

Sân khấu kịch Quốc Thảo đang chuẩn bị ráo riết cho vở kịch Na Tra đại náo long cung (kịch bản: sân khấu Quốc Thảo, đạo diễn: Quốc Thảo).

Nghệ sĩ Quốc Thảo chia sẻ với Tuổi Trẻ vở cũng dựa vào câu chuyện xa xưa về Na Tra nhưng được viết mới. Na Tra là cậu bé tài giỏi, nhưng vở diễn này nhấn mạnh dù có xung đột xảy ra sẽ có nhiều cách giải quyết chứ không dùng... đánh lộn, bạo lực để lấn át đối phương.

"Đây là vở đầy màu sắc, hóa phép nên chúng tôi hơi cực ở khâu tạo kỹ xảo ở những cảnh Na Tra đánh võ, đi trên bánh xe lửa... 

Vở cần diễn viên thể hiện cảnh bay lượn, thi triển võ công nên nghệ sĩ tham gia đa phần là người trẻ, các em vừa mới mẻ lại vừa đảm bảo sức khỏe thực hiện những cảnh hành động này" - Quốc Thảo thông tin.

Suất đầu tiên của Na Tra đại náo long cung là ngày 1-6, diễn tại sân khấu kịch Phú Nhuận và sẽ phục vụ khán giả nhí tại đây trong suốt mùa hè.

Trong khi các sân khấu khác chọn thời điểm 1-6 là đợt cao điểm phục vụ thì sân khấu Ban Mai và Nhà hát kịch 5B lùi lại, ra mắt vở mới vào giữa tháng 6. Lý do là hai sân khấu này đều sử dụng diễn viên nhí, trong tháng 5 các em vẫn kẹt lịch thi nên khó triển khai được.

Đạo diễn Bảo Chu của sân khấu Ban Mai cho biết sân khấu cũng "ngó nghiêng" các sân khấu khác và quyết định tung ra vở diễn Công chúa ngủ đâu rồi? (kịch bản: Ban Mai, đạo diễn: Bảo Chu). Vở diễn sẽ tập trung nhiều nhân vật cổ tích của nhiều nước trên thế giới để tạo nên màu sắc lạ thu hút các em nhỏ.

Nhà hát kịch 5B vẫn trung thành với câu chuyện Việt Nam. Nhà hát đang chuẩn bị cho kịch bản Đàn gà con của tác giả Vương Huyền Cơ, NSND Mỹ Uyên sẽ lần đầu tiên làm đạo diễn vở kịch thiếu nhi sau vở kịch người lớn Ái tình ngoài hôn nhân.

Mỹ Uyên cho biết nhà hát vẫn tiếp tục khai thác không gian sân khấu nhỏ nhưng đưa vào vở diễn những mảng miếng làm cho vở hấp dẫn và khiến khán giả nhí thích thú. Vở sẽ có ca múa nhạc, ảo thuật và cả xiếc với sự tham gia của các nghệ sĩ Nhà hát nghệ thuật Phương Nam.

Suất đầu tiên của Hậu duệ Thần Mặt Trời diễn ra vào lúc 16h ngày 24-5 tại Nhà hát Bến Thành. Vé cho tháng 5 đã bán gần hết, nhà hát tiếp tục triển khai bán vé tháng 6. Dự kiến vở sẽ diễn khoảng 45 suất.

Kịch thiếu nhi thì nhiều, cải lương thiếu nhi vẫn khó

Hè năm nay khán giả nhí sẽ có nhiều lựa chọn bởi có đến 5, 6 vở xiếc, kịch thiếu nhi đồng loạt ra mắt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar