22/03/2015 09:05 GMT+7

​Kịch câm vào Sài Gòn

ĐỨC TRIẾT
ĐỨC TRIẾT

TT - Chương trình Kịch câm trở lại sẽ vào TP.HCM lúc 20g ngày 26-3, tại sân khấu Thế Giới Trẻ, 125 Cống Quỳnh, Q.1.

Kịch câm trở lại do Hoàng Tùng độc diễn - Ảnh: nhân vật cung cấp

Ðây tiếp tục là dự án “độc hành” của nghệ sĩ trẻ Hoàng Tùng với kịch câm.

Trước Tết Nguyên đán Ất Mùi (ngày 7 và 14-2), Hoàng Tùng đã có hai đêm độc diễn kịch câm cho chương trình Kịch câm trở lại ở rạp Hồng Hà, Hà Nội. Hai đêm diễn mở đầu ấy, Tùng nở mày nở mặt khi thấy khán giả đội rét đội mưa đến rạp...

Ðến giờ diễn, dẫu rạp chỉ kín quá nửa số ghế được bán vé nhưng Tùng vẫn hào hứng đi hết từ Tự sướng, Tiệc buffet, Cánh chim, Trong bệnh viện, Nhật ký của mẹ, Cái gương, Hai thế giới (Tương phản) đến Mặt nạ...

Các câu chuyện Tùng kể nho nhỏ, xinh xinh được gom lại trong sự quan sát tỉ mẩn của Tùng với cuộc sống hiện đại. Có chuyện hài hước và cũng có chuyện cảm động, dễ thương. Khi tiểu phẩm cuối cùng vừa khép lại, tiếng vỗ tay tưởng thưởng của khán giả chưa dứt thì Tùng đã ào ngay xuống mà hỏi thấy thế nào, có hiểu không, có thích không...

Cuộc phỏng vấn chớp nhoáng của chính nghệ sĩ làm khán giả ngẩn ra giây lát để rồi có cả lời khen lẫn góp ý... Lắng nghe tất cả, Tùng cười tươi, mắt lấp lánh những hi vọng.

Nhiều khi khát vọng nghệ sĩ không thể đồng hành với những trào lưu, xu hướng thời đại. Khát vọng của Tùng không nằm ngoài nỗi khó nhọc đó.

Không sao cả, mải miết đeo đuổi, Tùng cứ nuôi giấc mơ đưa kịch câm trở lại trong đời sống sân khấu VN sau khi loại hình nghệ thuật này vắng bóng đã hơn 20 năm.

Và Tùng tiếp tục lên kế hoạch biểu diễn ở Hà Nội vào những ngày chủ nhật hằng tuần tại rạp Chuông Vàng, 72 Hàng Bạc, bắt đầu từ ngày 22-3. Nơi đây, mỗi suất diễn chỉ phục vụ khoảng 250 khán giả, nhưng với Tùng như thế là đủ để nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo và khán giả tiếp tục nhân lên.

Trong những đắm say ấy, Tùng còn quyết định sẽ có những chuyến đến Huế, Ðà Nẵng (trong tương lai) và đặc biệt là Nam tiến vào 20g ngày 26-3.

Tùng khoe: “Vì có khán giả ở TP.HCM comment hỏi bao giờ Kịch câm trở lại vào trong đó! Thế là tôi nghĩ ngay đến việc đưa chương trình vào Nam. Chương trình được bán vé hẳn hoi: 130.000-150.000 đồng/vé theo số điện thoại 0912636136 (giao vé miễn phí tận nhà)”.

Lượng khán giả biết đến Kịch câm trở lại còn khiêm tốn cũng như không phải tiết mục nào của Tùng cũng đáp ứng được nhu cầu của khán giả. Nhưng chẳng hề nản lòng, Tùng xây dựng quyết tâm: “Không thể ngồi mà tính được, cứ phải làm thôi.

Vậy nên ở đâu có sự mong muốn của khán giả là tôi sẽ mang kịch câm đến đó dù tôi có thể phải tốn phí, tốn sức! Từ Hà Nội vào Sài Gòn rồi ra Huế, Ðà Nẵng tôi đã có kế hoạch.

Ðặc biệt, cuối tháng 5 tới đây, chương trình sẽ tham gia liên hoan kịch câm quốc tế Chuncheon (Hàn Quốc). Liên hoan này mới chỉ là khởi đầu vì tôi vẫn tiếp tục tìm cơ hội để tham gia liên hoan ở châu Âu, cái nôi của kịch câm thì sẽ được mở mang nhiều hơn”. 

“Không dễ dàng, nhưng tôi tin bạn làm được”

Hoàng Tùng và nghệ sĩ kịch câm Nhật Bản Imuro Naoki - Ảnh: nhân vật cung cấp

Tốt nghiệp thủ khoa Trường ÐH Sân khấu và điện ảnh Hà Nội, bước vào thế giới nghệ thuật, Tùng xây dựng hình ảnh của mình trên sân khấu Nhà hát Tuổi Trẻ bằng những vai diễn thể nghiệm của kịch hình thể và khá thành công với anh công an trong vở Từ một ngã tư hoặc ông Trương Ba và lý trưởng trong vở Hồn Trương Ba - da hàng thịt.

Với chính mình, Tùng đã từng những tưởng tình yêu thơ bé với kịch câm đã trôi chảy.

Thế nhưng, tình yêu ấy vẫn ngấm ngầm chảy trong huyết quản để đến khi gặp gỡ Imuro Naoki - nghệ sĩ kịch câm người Nhật - trong những đêm nghệ sĩ này độc diễn ở Hà Nội (năm 2010) thì Tùng hiểu rằng tình yêu ấy đang cựa quậy, thúc giục anh phải tiến bước.

Tùng đã âm thầm tự luyện trong suốt năm năm qua. Vừa tự mày mò qua băng, đĩa, sách báo, vừa thỉnh giảng từ những bậc tiền bối của VN như NSƯT Phúc Dzỹ, NSND Lan Hương, thậm chí còn đăng ký học cả với Imuro Naoki, Tùng đã tìm ra hướng đi cho riêng mình: kết hợp giữa kỹ thuật kịch câm cổ điển và kỹ thuật hình thể hiện đại cùng những sắc thái bi - hài.

Một cơ duyên nữa hối thúc đam mê của Tùng là dịp đầu năm 2014, anh được Nhà hát Tuổi Trẻ cử đi tu nghiệp ở Nhật Bản trong ba tháng.

Tùng kể: “Cơ hội tuyệt vời nên tôi không thể bỏ lỡ. Tôi lập ngay kế hoạch gặp gỡ, tập luyện với Imuro Naoki. Người nghệ sĩ này đã tiếp lửa cho tôi khi anh ấy nói: “Cố gắng lên, không dễ dàng đâu, nhưng tôi tin là bạn làm được”.

Cứ thuận đà như thế, hí hoáy tập rồi hí hoáy sửa, cuối cùng Tùng có được Kịch câm trở lại để chủ động khoe với cuộc đời.

ĐỨC TRIẾT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa giông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar