13/05/2023 10:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không ngờ bút còn nặng hơn phấn

Một cuốn sách đầy nặng trĩu. Ngay cái nhan đề Nặng hơn cầm phấn và độ dày 600 trang, bìa cứng trang trọng, đã cho thấy sức nặng của cuốn sách.

Nặng hơn cầm phấn trình bày những nhận định, đánh giá về thơ văn của 23 tác giả tốt nghiệp ban Việt văn - Việt Hán Trường đại học Sư phạm Huế từ khóa tuyển sinh đầu tiên cho đến năm 1975 - Ảnh: MINH TỰ

Nặng hơn cầm phấn trình bày những nhận định, đánh giá về thơ văn của 23 tác giả tốt nghiệp ban Việt văn - Việt Hán Trường đại học Sư phạm Huế từ khóa tuyển sinh đầu tiên cho đến năm 1975 - Ảnh: MINH TỰ

Nhưng "nặng hơn cầm phấn" chính là sức nặng chữ nghĩa của của một đội ngũ cầm bút tài hoa vốn được đào tạo để làm người thầy - người cầm phấn - từ thuở ban đầu khoa văn Trường đại học Sư phạm Huế.

Đó là những tên tuổi lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam: Ngô Kha, Túy Hồng, Nguyễn Mộng Giác, Trần Quang Long, Trần Thùy Mai, Vĩnh Quyền...

Và còn nữa: Trần Duy Phiên, Đông Trình, Tần Hoài Dạ Vũ, Tiêu Dao Bảo Cự, Trần Hữu Lục, Trần Kiêm Đoàn, Quế Hương, Lê Nhược Thủy, Nguyễn Văn Dũng, Trần Hoàng Phố, Tôn Nữ Thu Thủy, Trần Xuân An, Hồ Sĩ Bình...

Thật không ngờ, có đến hơn 30 nhà văn, nhà thơ như thế, đều là cựu sinh viên của ban Việt văn - Việt Hán, tên gọi ban đầu của khoa văn Trường đại học Sư phạm Huế khi mới thành lập vào năm 1957.

"Một khoa văn của Trường đại học Sư phạm Huế thuở đó, mỗi năm chỉ có hơn mươi người tốt nghiệp, sao có thể sản sinh ra nhiều nhà văn như thế, chẳng khác gì một trường viết văn?" (trích lời mở đầu cuốn sách). Có thể xem đó là một hiện tượng độc đáo của văn chương Việt Nam.

Vì vậy, một nhóm giảng viên quyết định nghiên cứu và cho ra đời cuốn sách này để "khẳng định và xác lập một cách rõ ràng bằng chứng lý khoa học" về giá trị của lớp nhà văn cùng học trên một giảng đường.

Nặng hơn cầm phấn trình bày những nhận định, đánh giá về thơ văn của 23 tác giả tốt nghiệp ban Việt văn - Việt Hán Trường đại học Sư phạm Huế từ khóa tuyển sinh đầu tiên cho đến năm 1975. Nhan đề cuốn sách ra đời từ lời tâm sự của nhà văn Quế Hương - tác giả của 13 tập truyện, đồng thời là cựu sinh viên niên khóa 1969 - 1971 của khoa văn này.

"Vì yếu mà nghỉ dạy. Bỏ phấn cầm bút không ngờ bút còn nặng hơn phấn...". Nhóm biên soạn (do PGS.TS Bửu Nam và TS Tịnh Thy chủ biên) cho biết ví von như thế không phải để so sánh nghề này và nghề kia, nghiệp này và nghiệp khác, mà để nói đến sức nặng của trách nhiệm nhà văn và tác động của văn chương với đời sống thật khó lòng đo đếm được.

Cuốn sách này còn mang một nghĩa nặng hiếm hoi khác, từ đối tượng nghiên cứu là các "nhà văn xuất thân cầm phấn" cho đến nhóm tác giả, họa sĩ thiết kế bìa, người sửa bản in, người đọc thẩm định khoa học và viết lời bạt, người biên tập của NXB Hội Nhà Văn... đều là cựu sinh viên của khoa ngữ văn Trường đại học Sư phạm Huế.

Vì lẽ đó, Nặng hơn cầm phấn quả là một cuốn sách "nặng chữ, nặng nghĩa, nặng tình", như lời bạt của TS Nguyễn Văn Thuấn.

Việt Nam và hình mẫu Trung Hoa

Công trình nghiên cứu Việt Nam và hình mẫu Trung Hoa của Woodside tập trung vào giai đoạn đầu của triều Nguyễn, từ thời Gia Long đến thời Thiệu Trị (1802 - 1847).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar