27/06/2017 15:45 GMT+7

​Không nên tự ý bổ sung sắt cho trẻ

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk

Nhiều cha mẹ thấy con xanh xao vàng vọt cứ nghĩ là trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt nên đã tự ý bổ sung sắt cho trẻ mà không tham khảo bác sĩ về cách sử dụng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thể chất của trẻ.

Sắt là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho quá trình tạo máu trong cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Thiếu sắt sẽ gây ra bệnh lý thiếu máu, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt ở nước ta là khoảng 30%. Do đó việc bổ sung sắt cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng, giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường miễn dịch và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực tế cho thấy các bậc cha mẹ chưa có nhiều kiến thức về cách chăm sóc trẻ, dẫn đến việc lạm dụng các loại thuốc bổ, các thực phẩm chức năng. Điều này thực sự không tốt cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, khả năng thích nghi của cơ thể đang yếu.

Việc bổ sung sắt nên áp dụng với những trẻ được kiểm tra rõ ràng bị thiếu sắt thể trung bình hoặc nặng, đã có biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt. Không nên tự ý chẩn đoán, tự bổ sung thuốc mà phải đi khám bác sĩ để có lời khuyên đúng.

Khi trẻ có các biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, da xanh xao, móng tay, móng chân dễ gãy là tình trạng thiếu máu nặng. Trẻ sinh non, nhẹ cân, người mẹ mang thai không được bổ sung viên sắt đầy đủ trong thời kỳ thai nghén cũng dễ bị thiếu máu. Những trường hợp này cha mẹ cần bổ sung cho trẻ chế độ ăn giàu sắt để trẻ hấp thụ qua thức ăn. Khi trẻ bị thiếu máu ở chế độ nặng thì mới sử dụng phương pháp bổ sung sắt nhưng phải có sự tư vấn, chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Về nhu cầu sắt hàng ngày, trẻ từ 1-3 tuổi khoảng 7 mg, trẻ từ 4-8 tuổi cần khoảng 10 mg. Chúng ta có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung với liều lượng phù hợp, chú ý là sắt đã được bổ sung trong khẩu phần ăn, tránh lạm dụng việc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt gây dư thừa trong cơ thể trẻ.

Các sản phẩm bổ sung sắt nên uống lúc đói để cơ thể có thể hấp thu tối đa. Nên uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Tuy nhiên, sắt cho trẻ nhỏ thường sử dụng dưới dạng siro và có hàm lượng đường cao dễ gây cảm giác no, chán ăn nếu cho trẻ uống trước bữa ăn. Do đó, nếu sử dụng dạng siro thì nên cho trẻ uống sau khi ăn sẽ tốt hơn. Lưu ý là không nên dùng buổi tối, trước khi đi ngủ vì đường trong siro có thể làm hỏng men răng, sâu răng. Sắt bám trên răng có thể làm hỏng răng của trẻ.

Để phòng chống thiếu máu và sắt cho trẻ, khi có thai người mẹ cần ăn uống đủ chất, sử dụng các thực phẩm giàu sắt (thịt, trứng, gan...). Uống bổ sung viên sắt, acid folic để phòng thiếu máu cho mẹ, đồng thời tăng dự trữ sắt cho con. Sau sinh nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu cũng giảm được thiếu máu. Cho trẻ ăn bổ sung đủ chất, đủ các nhóm thực phẩm giàu sắt như thịt lợn, bò, tim, tiết, các loại đỗ, rau xanh, nên cho trẻ ăn thêm hoa quả chín có nhiều vitamin C sẽ giúp tăng hấp thu sắt. Ngoài ra, để phòng thiếu máu cho trẻ cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo lịch. Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun sán, tẩy giun định kỳ cho trẻ em trên 2 tuổi.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn nhiều muối có thể gây trầm cảm?

The Journal of Immunology phát hiện mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chế độ ăn nhiều muối và các triệu chứng giống trầm cảm ở chuột.

Ăn nhiều muối có thể gây trầm cảm?

Ajinomoto Việt Nam: Hành trình vun bồi sức khỏe cho cộng đồng

Hơn 3 thập kỉ hoạt động tại Việt Nam, Ajinomoto Việt Nam luôn bền bỉ trên hành trình đóng góp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ajinomoto Việt Nam: Hành trình vun bồi sức khỏe cho cộng đồng

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Cam có hàm lượng vitamin C cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Bé trai 2 tuổi uống nhầm bột thông cống vì tưởng đồ ăn

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, bệnh viện này vừa cứu sống một bé 2 tuổi uống nhầm bột thông cống.

Bé trai 2 tuổi uống nhầm bột thông cống vì tưởng đồ ăn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar