23/09/2015 14:43 GMT+7

Không lạm dụng nước tăng lực

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC (ĐH Y Dược TP.HCM)
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC (ĐH Y Dược TP.HCM)

TT - Gần đây, các cơ quan an toàn thực phẩm của nhiều nước, đặc biệt Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã đánh giá việc lạm dụng nước tăng lực là nguy cơ gây tổn hại sức khỏe cộng đồng.

Khá nhiều người chuộng dùng nước tăng lực. Một số người làm việc nhiều, lao động nặng, ngủ không đủ, ăn không đủ chất, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải thay vì nghỉ ngơi, ăn đủ chất bồi bổ sức khỏe lại chọn dùng nước tăng lực gọi là để lấy lại sức khỏe và tinh thần.

Một số người khác vận động quá sức do chơi thể thao cũng chọn nước tăng lực để bổ sung sức khỏe, tăng sức cơ bắp để chơi thể thao hiệu quả hơn. Riêng trẻ con cũng được bố mẹ cho dùng nước tăng lực thường xuyên gọi là cho bổ dưỡng.

Nước tăng lực không phải là chất bổ dưỡng

Mỗi công ty sản xuất nước tăng lực đều có công thức “bí quyết” riêng, nhưng thành phần thường chứa nhiều nhất là đường (sẽ chuyển hóa thành glucose cung cấp năng lượng), kế đó là caffeine, inositol, taurine, adenosine, các loại vitamin, màu thực phẩm, chất bảo quản… Có hai thứ cần cảnh giác là nước tăng lực chứa quá nhiều đường và caffeine.

Gọi “tăng lực” là nhờ lượng đường chứa nhiều trong nước tăng lực làm thứ nước này uống rất ngọt và cung cấp rất nhiều năng lượng, giúp hoạt động cơ bắp.

Còn caffeine vốn có nhiều trong trà và cà phê, có nước tăng lực là chất kích thích hệ thần kinh trung ương.

Nhờ caffeine, uống trà, cà phê và nước tăng lực, ta cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn do chất này kích thích hệ thần kinh hoạt động mạnh hơn, làm tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn.

Nước tăng lực không phải là thực phẩm bổ dưỡng vì không cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nước tăng lực thực chất là thức uống “cao năng lượng” do có hàm lượng đường cao.

Những người uống nhiều nước tăng lực do chứa nhiều đường mà vẫn ăn nhiều sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì hay bị tiền đái tháo đường (rất dễ chuyển thành đái tháo đường).

Nếu người tập thể dục thể thao loại nặng mà chỉ uống nước tăng lực không thôi để bù nước và chất điện giải thì thật phản khoa học, vì loại nước này hoàn toàn không có tác dụng bù nước (nước chứa quá nhiều đường không thể bù số lượng nước mà cơ thể mất nước cần).

Cũng như nước tăng lực chẳng có chất điện giải nào (natri, kali…) để bù. Uống càng nhiều nước tăng lực thì càng thiếu nước và chất điện giải.

Thiếu nước và chất điện giải, rối loạn phân bố nước và chất điện giải giữa các khu vực trong cơ thể sẽ làm giảm hiệu quả luyện tập, tăng nguy cơ chấn thương.

Nước tăng lực thường chứa lượng lớn caffeine. Một số người gọi là không “hạp” caffeine có thể bị mất ngủ (do caffeine gây kích thích) hoặc tim đập nhanh (caffeine làm tăng nhịp tim) gây khó chịu, rất mệt hoặc tăng dịch vị dạ dày gây xót ruột.

Không nên cho trẻ em dùng nhiều

Đối với trẻ con, uống nhiều nước tăng lực hoàn toàn không có lợi. Nước tăng lực do có hàm lượng đường cao, chỉ cung cấp những calori rỗng (không có các chất dinh dưỡng thiết yếu), nếu trẻ uống nhiều luôn cảm thấy no, chán ăn, không muốn ăn và ăn không đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hậu quả là trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Lạm dụng nước tăng lực ở trẻ con đang là nỗi lo của toàn thế giới. Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu báo động 18% trẻ con dưới 10 tuổi, 2/3 thanh thiếu niên ở các nước này thường xuyên dùng nước tăng lực.

Cơ quan vừa kể ghi nhận 43% caffeine tiêu thụ ở trẻ từ nước tăng lực, trong khi ở người lớn chỉ tiêu thụ 8% (người lớn tiêu thụ caffeine chủ yếu từ cà phê, trà).

Người lớn uống chậm rãi từng ngụm nhỏ để thưởng thức hương vị từ tách cà phê nóng, trong khi trẻ em thường uốngnước tăng lực với liều lượng lớn, uống một hơi. Caffeine ngoài làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim còn làm nôn mửa, co giật, loạn thần…

Hiện nay, châu Âu bắt buộc nhà sản xuất nước tăng lực phải ghi trên nhãn, bao bì: “Sản phẩm chứa lượng cao caffeine. Không nên khuyến cáo cho trẻ con, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú dùng sản phẩm này”.

Còn Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ từ năm 2012 yêu cầu và kiểm tra gắt các nhà sản xuất báo cáo thường kỳ về phản ứng có hại của nước tăng lực.

Uống bao nhiêu là đủ?

Hàm lượng caffeine chứa trong nước tăng lực tùy nhà sản xuất có khác nhau, nhưng thông thường 250ml nước tăng lực chứa 50 - 160mg caffeine.

Đối với người lớn, lượng tiêu thụ caffeine cũng khác nhau tùy theo người, nhưng thông thường theo khuyến cáo chỉ nên dùng 200 - 300mg caffeine mỗi ngày. Vì vậy chỉ nên uống tối đa 400ml nước tăng lực mỗi ngày, tức chỉ uống 1-2 chai/ngày.

Nếu không dung nạp caffeine (bị khó chịu, mệt, tim đập nhanh) thì tốt nhất không nên uống nước tăng lực.

Đối với trẻ em, có khuyến cáo tốt nhất không nên uống nước tăng lực có chứa caffeine. Nếu có uống thì chỉ nên uống 0,5 chai/ngày.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC (ĐH Y Dược TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Trong hơn nửa tháng qua, ở TP Huế đã ghi nhận 12 người mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong ở bệnh viện.

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar